vĐồng tin tức tài chính 365

Hạnh phúc ngắn ngủi của đứa con hiếm muộn

2023-08-25 11:10
Chị Phùng Thị Hải và con trai Lưu Văn Quyết đang điều trị ung thư não tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 (TP Thủ Đức) - Ảnh: BÌNH MINH

Chị Phùng Thị Hải và con trai Lưu Văn Quyết đang điều trị ung thư não tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 (TP Thủ Đức) - Ảnh: BÌNH MINH

Sau mỗi lần xạ trị, những mảng da đầu của Quyết phồng rộp, rồi chuyển sang màu sẫm. Từ đứa bé ngoan ngoãn, dễ chịu nhưng bây giờ đến cả âm thanh, nhiệt độ đều có thể là tác nhân khiến cậu bé trở nên cáu gắt, căng thẳng tột cùng.

Nhiều hôm nửa đêm thức giấc, tôi hốt hoảng, thảng thốt, nước mắt cứ thế rơi ra khi nhìn đứa con duy nhất của mình mắc ung thư đang nằm đấy.

Chị PHÙNG THỊ HẢI (mẹ Lưu Văn Quyết)

Lộc trời chờ đợi 13 năm

Dáng người đậm, gương mặt khắc khổ, chị Phùng Thị Hải - mẹ Quyết - điểm lại chặng đường đầy thăng trầm từ khi sinh đến ngày phát hiện con mắc bệnh.

Kết hôn khá lâu nhưng chờ mãi không có em bé, hai vợ chồng đi khám, phát hiện anh bị vô sinh. Từ miền quê Nghệ An, họ lặn lội đến khắp các bệnh viện lớn ở TP.HCM chữa trị. Cứ nghe ai mách bảo có phương thuốc hay, anh đều tìm uống nhưng vẫn thất bại.

Cuối cùng, họ quyết định làm thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng được hiến tặng. Tháng 3-2017, người mẹ vỡ òa hạnh phúc khi Quyết chào đời sau hành trình 13 năm điều trị hiếm muộn, mang theo bao hy vọng của ba mẹ.

Quá trình ấy đã dùng hết những đồng lương công nhân ít ỏi. Vì điều trị vô cùng vất vả, chị Hải gần như chỉ ngồi yên một chỗ trong suốt những ngày mang thai, đến đi khám thai cũng không dám ngồi xe máy.

Khi Quyết lên 3 tuổi, một người chú họ thấy hai vợ chồng cực quá đã kêu lên Bình Phước, cho mượn tạm căn nhà để sinh sống và buôn bán với hy vọng đỡ vất vả hơn.

"Cuối năm 2020, chúng tôi mở quán nước mía, vừa bán quen được đông khách thì đầu năm 2021 dịch COVID-19 ập đến buộc phải nghỉ. Đầu năm 2022, vợ chồng mượn được ít tiền mở quán ăn nhưng tháng 8 năm đó, quán vừa đông khách chút là Quyết mắc bệnh ung thư", chị Hải bần thần nhớ lại.

Ước mơ tan vỡ

Kể về đứa con trai duy nhất, chị Hải nói Quyết là đứa bé rất ngoan và hiếu thảo, chưa một lần quấy khóc nên dù nhà có con nít, hàng xóm cũng rất ít khi nghe tiếng trẻ con.

Chị Hải từng thầm cảm ơn trời chắc thương hành trình kiên trì của vợ chồng nghèo nên đã không phụ lòng. Quyết được gửi đi nhà trẻ, mỗi chiều được đón về tíu tít phụ mẹ nấu cơm, sắp xếp chén đũa gọn gàng đúng cách người lớn trong nhà làm dù không ai chỉ bảo gì.

Một ngày nọ, Quyết nôn ói, liên tục nhắm mắt kêu đau, lơ mơ không ý thức. Chị Hải mua thuốc cho con uống nhưng không thấy thuyên giảm nên đón xe đưa con từ Bình Phước lên Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) và được chẩn đoán bị rối loạn tiêu hóa, cho về nhà uống thuốc.

Cũng không khả quan, Quyết lại được nhập viện và vẫn chỉ là kết quả rối loạn tiêu hóa rồi lại cho về.

Nhưng linh tính người mẹ mách bảo rằng sức khỏe con mình đang không ổn. Đến bệnh viện thứ ba vẫn nói con rối loạn tiêu hóa, người mẹ thật sự "quáng" vì mỗi ngày Quyết càng tiều tụy, đã uống thuốc hơn tháng trời không khỏi. Chị Hải quyết định xin bác sĩ cho con chụp CT não.

Ngồi chờ kết quả ở gần phòng chụp, chị loáng thoáng nghe được phần nào cuộc trò chuyện giữa các y tá, điều dưỡng. "Lúc nhìn thấy kết quả con có khối u trên não, tôi suy sụp. Tôi chỉ có một mình nó, đâu phải dễ dàng gì, tôi bị hiếm muộn mà…", người mẹ nói như van xin.

Quyết mắc ung thư não. Ba mẹ bỏ hết việc theo con lên Sài Gòn. Ban đầu còn chạy đi về gắng trụ lại buôn bán. Nhưng Quyết yếu quá, quán xá bỏ bê miết cũng dần mất khách, chị Hải bấm bụng sang luôn quán.

Một mình mẹ lên TP chăm con, ba ở Bình Phước làm thợ hàn được khoảng 7 triệu đồng/tháng mà thi thoảng mới có công trình.

Sài Gòn vẫn là chốn hoa lệ như người ta nói nhưng giữa chốn thị thành mà có những ngày hai mẹ con không còn đồng bạc lận lưng. Xin được vào mái ấm gần bệnh viện, cái phòng nhỏ xíu đủ kê chiếc giường ọp ẹp cho hai mẹ con nương nhau qua ngày.

Con bệnh, những ước mơ của gia đình nhỏ vỡ tan như bọt biển. Dường như cuộc đời chỉ toàn những bế tắc chất chồng, nối tiếp.

"Tôi từng tính gom tiền để kiếm cho Quyết đứa em như cách anh nó đã đến nhưng còn chưa kịp làm gì, giờ nó ở đây, bao nhiêu dự định…", chị Hải bỏ lửng câu nói.

Trông ngày con khỏe để vào lớp 1

Chị Hải nhớ thời điểm Quyết phát bệnh đúng những ngày chuẩn bị khai giảng năm học mới, nhập viện đúng ngày các bạn vào lớp 1.

Mỗi đợt nghỉ giữa phác đồ điều trị, Quyết được về quê. Được ba mẹ chở đi lòng vòng phố xá, ghé công viên chơi buổi tối, rồi trên đường về thằng bé ngây ngô nói: "Ba mẹ chở con đi ngang coi trường hôm nay thế nào rồi".

Rồi con hỏi bạn bè có cười vì con đầu trọc vậy không. Chị Hải bảo ngồi phía sau nghe con nói vậy, đứt ruột gan!

Chỉ cần khỏe lại chút Quyết lại đòi chở đến trường gặp bạn bè. Day dứt khi con lỡ hẹn buổi tựu trường, đâu đó trong sâu thẳm, người mẹ vẫn le lói tia hy vọng nên đầu tháng 7 rồi, chị vẫn cầm hồ sơ của con đến trường xin nhập học.

"Tôi vừa đăng ký cho Quyết vào lớp 1, mai mốt về cứ con khỏe ngày nào tôi cho đi học ngày đó cho có bạn có bè. Tôi nói với các cô cháu bị ung thư, các cô bảo nếu Quyết mệt quá thì học một tiếng cũng được, nhà trường sẽ hỗ trợ hết sức cho cháu", chị Hải kể.

Bạn đọc có thể tham gia ủng hộ kinh phí cho chương trình trực tiếp tại trụ sở báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM), số điện thoại: 0283.9973838 hoặc văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại các tỉnh, thành phố.

Chuyển khoản đến tài khoản báo Tuổi Trẻ, số tài khoản: 113000006100, Ngân hàng Công thương (chi nhánh 3, TP.HCM).

Bạn đọc ở nước ngoài xin chuyển khoản về tài khoản báo Tuổi Trẻ, số tài khoản USD: 0071370195845 hoặc EUR: 0071140373054 (Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh TP.HCM, Swift Code: BFTVVNVX007).

Lưu ý: Ghi rõ nội dung chuyển khoản: Ủng hộ "Bệnh nhi ung thư".

Chương trình Ước mơ của Thúy: 16 năm đi cùng bệnh nhi ung thư giành lại sự sốngChương trình Ước mơ của Thúy: 16 năm đi cùng bệnh nhi ung thư giành lại sự sống

Năm 2023 đánh dấu chặng đường 16 năm chương trình “Ước mơ của Thúy” đi cùng các bệnh nhi ung thư trong nỗ lực chiến đấu với bệnh hiểm nghèo, để viết tiếp hai chữ “sự sống”.

Xem thêm: mth.74092539052803202-noum-meih-noc-aud-auc-iugn-nagn-cuhp-hnah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hạnh phúc ngắn ngủi của đứa con hiếm muộn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools