Sản lượng dư thừa, trong khi nhu cầu tiêu dùng giảm, khiến Pháp mới đây công bố bổ sung thêm 40 triệu Euro nâng khoản ngân sách để tiêu hủy lượng rượu vang dư thừa của Liên minh châu Âu cho lĩnh vực này lên 200 triệu Euro.
Quyết định của chính phủ Pháp nhằm chặn giá sụt giảm và giúp các nhà sản xuất rượu tìm lại doanh thu. Không chỉ Pháp, việc tiêu hủy rượu vang dư thừa cũng diễn ra ở nhiều nước châu Âu.
Theo số liệu của Ủy ban châu Âu, mức tiêu thụ rượu vang trong năm ước tính đã giảm 7% ở Italy, 10% ở Tây Ban Nha, 15% ở Pháp, 22% ở Đức và 34% ở Bồ Đào Nha. Trong khi đó, sản lượng rượu vang trong khối, khu vực sản xuất vang lớn nhất thế giới lại tăng 4%. Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là những vườn nho sản xuất rượu vang đỏ và rượu vang hồng tại Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Một khách hàng mua rượu vang Pháp tại một cửa hàng. (Ảnh minh họa - Ảnh: EPA)
Hàng năm, Liên minh châu Âu vẫn chi hơn 1 tỷ Euro để giảm tình trạng sản xuất quá mức rượu vang. Theo đó, người trồng nho được khuyến khích chuyển sang các loại cây trồng khác như ô liu. Tại Pháp, lượng rượu vang dư thừa còn được dùng sản xuất cồn, bán cho các công ty sử dụng trong các sản phẩm phi thực phẩm như nước rửa tay, sản phẩm tẩy rửa hoặc nước hoa.
Hàng loạt vấn đề từ thay đổi thói quen tiêu dùng, khủng hoảng chi phí sinh hoạt và tác động của COVID-19 khiến nhu cầu rượu vang giảm, cùng việc sản xuất quá mức đã đẩy giá rượu giảm mạnh, gây khó khăn lớn cho khoảng 1/3 nhà sản xuất rượu vang ở vùng Bordeaux, Pháp và các nhà sản xuất rượu vang trên khắp châu Âu.
VTV.vn - Xuất khẩu rượu vang của Gruzia sang Nga đã tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2022 trong 5 tháng đầu năm nay, ở mức 63%.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.14322459082803202-auht-gnav-uour-yuh-ueit-orue-ueirt-002-ihc-pahp/et-hnik/nv.vtv