7 tháng đầu năm 2023, 5 tỉnh Tây Nguyên, tỉnh hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhìn chung diễn biến không có điểm nóng, vụ việc phức tạp, nổi cộm. Song số vụ việc được phát hiện xử lý ở một số tuyến, địa bàn trọng điểm tại các tỉnh Tây Nguyên có chiều hướng tăng, còn tiềm ẩn phức tạp, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như sự phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, các tỉnh Tây Nguyên đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 6.485 vụ vi phạm (tăng 46,9% so với cùng kỳ năm 2022). Cụ thể: Buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu 1.024 vụ; gian lận thương mại, gian lận thuế 5.377 vụ; hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ 90 vụ; khởi tố vụ án hình sự 201 vụ với 298 đối tượng; thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 134 tỷ đồng.
Theo đánh giá của đại biểu tại hội nghị, các đối tượng đã lợi dụng các tỉnh Tây Nguyên có tuyến biên giới với địa hình hiểm trở để khai thác, vận chuyển hoặc trà trộn hàng cấm, hàng lậu vào các mặt hàng nhu yếu phẩm.
Ở địa bàn nội địa, các đối tượng thông qua hoạt động khuyến mại, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử, ứng dụng bán hàng trực tuyến, các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, Tiktok… để quảng cáo, kinh doanh, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ...
Nhân dịp này, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đề xuất khen thưởng đối với 10 tập thể, 21 cá nhân đạt thành tích năm 2022. Ngoài ra 1 tập thể Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum lập thành tích xuất sắc được Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tặng Thư khen.
Xem thêm: lmth.959151_nal-naig-aig-gnah-ual-noub-uv-5846-neih-tahp-neyugn-yat/et-hnik-hnin-na/nv.moc.nagnoc