vĐồng tin tức tài chính 365

Công chức, đại biểu Quốc hội có được hai quốc tịch?

2020-08-27 15:34

Theo điều 4, Luật Quốc tịch năm 2008, bổ sung năm 2014, về nguyên tắc quốc tịch, nhà nước công nhận công dân Việt Nam "có một quốc tịch Việt Nam".

Luật này cũng cho phép một số người được mang hai quốc tịch gồm: người được Chủ tịch nước cho phép; trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi.

Luật sư Nguyễn Minh Long, Công ty Luật Dragon, giải thích người có vợ chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ là công dân Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam và giữ lại quốc tịch nước ngoài của họ. Bên cạnh đó, nếu một người là công dân Việt Nam và quốc gia người đó đang xin nhập quốc tịch không yêu cầu phải thôi quốc tịch Việt Nam thì có thể mang hai quốc tịch.

Nhưng cán bộ, công chức và đại biểu Quốc hội lại có quy định riêng. Cụ thể, với đại biểu Quốc hội, Luật Tổ chức quốc hội hiện hành không quy định chỉ được phép có một quốc tịch. Tuy nhiên từ ngày 1/1/2021 khi Luật Tổ chức quốc hội sửa đổi năm 2020 có hiệu lực, theo điều 22, đại biểu Quốc hội chỉ được phép có một quốc tịch Việt Nam. "Do đó trước khi luật mới có hiệu lực, đại biểu Quốc hội nếu có hai quốc tịch sẽ phải thôi quốc tịch nước ngoài để đáp ứng đủ tiêu chuẩn", luật sư Long phân tích.

Với công chức, điều 36 Luật Cán bộ, công chức quy định khi cán bộ, công chức đăng ký dự tuyển công chức phải đáp ứng điều kiện "một quốc tịch Việt Nam". Bởi vậy, cán bộ, công chức cũng chỉ được phép một quốc tịch.

Tuy nhiên viên chức có thể được phép mang hai quốc tịch vì khoản 1 điều 22 Luật Viên chức 2010 sửa đổi, bổ sung 2019 (có hiệu lực từ 1/7/2020) chỉ quy định một trong những điều kiện để làm viên chức là có quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam. Điều này luật sư Long cho rằng có thể hiểu "không bắt buộc viên chức chỉ có một quốc tịch Việt Nam như với cán bộ, công chức hay đại biểu Quốc hội".

Với đại biểu Hội đồng nhân dân, theo quy định tại điều 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2019 (có hiệu lực từ 1/7/2020), đại biểu "phải đạt tiêu chuẩn có một quốc tịch Việt Nam". Luật cũ không quy định tiêu chuẩn này.

Luật sư Đặng Văn Cường cho biết người có hai quốc tịch sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền và nghĩa vụ như người một quốc tịch. Nếu họ vi phạm pháp luật tại Việt Nam cũng bị xử lý như những người khác.

Phạm Dự

Xem thêm: lmth.3072514-hcit-couq-iah-coud-oc-ioh-couq-ueib-iad-cuhc-gnoc/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Công chức, đại biểu Quốc hội có được hai quốc tịch?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools