vĐồng tin tức tài chính 365

Hướng dẫn mới về phòng chống COVID-19 của Bộ Y tế

2021-08-02 03:59
Hướng dẫn mới về phòng chống COVID-19 của Bộ Y tế - Ảnh 1.

Một khu phố đang tạm được cách ly y tế ở Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Theo hướng dẫn này, cho đến nay Việt Nam đã ghi nhận 7 biến thể, gồm các chủng phổ biến tại châu Phi, châu Âu, Anh và Ấn Độ. Riêng trong đợt dịch từ ngày 27-4 đến nay ghi nhận 2 chủng Alpha (xuất hiện lần đầu tại Anh) và Delta (xuất hiện lần đầu tại Ấn Độ), trong đó chủng Delta có khả năng lây lan nhanh, được xếp vào nhóm biến chủng gây quan ngại.

Hướng dẫn cũng cho biết bệnh COVID-19 lây lan qua đường hô hấp, thời gian ủ bệnh trong khoảng 14 ngày, hơn 60% người nhiễm không có biểu hiện lâm sàng. Người mắc bệnh có triệu chứng thì biểu hiện lâm sàng đa dạng, từ nhẹ đến nặng như sốt, ho, đau họng, đau người, mất vị giác, khứu giác, khó thở, có thể suy hô hấp hoặc tử vong.

Không tiếp xúc gần cũng có thể là F1

Một điểm mới đáng chú ý trong hướng dẫn là định nghĩa F1, không chỉ là người có tiếp xúc gần (trong vòng 2m) với ca bệnh, mà ở trong cùng không gian kín như nơi lưu trú, cùng nơi làm việc, phân xưởng, khu vui chơi giải trí, trong cùng phương tiện vận chuyển với F0 được coi là F1.

F2 được coi là người có tiếp xúc gần với F1 trong thời gian từ khi F1 có khả năng lây nhiễm từ F0 cho đến khi F1 được cách ly y tế.

Hướng dẫn này cũng yêu cầu F1 được cách ly tập trung trong 14 ngày, được lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 2 lần, ngoại trừ các địa phương có số lượng F1 quá nhiều, vượt khả năng cách ly tập trung hoặc các trường hợp đặc biệt như người già, người hạn chế vận động, trẻ nhỏ, người bị bệnh hoặc sức khỏe yếu cần có người chăm sóc thì xem xét áp dụng cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày.

Với F2, yêu cầu cách ly tại nhà trong khi chờ kết quả xét nghiệm của F1. Nếu xét nghiệm F1 và F2 đều âm tính, trên cơ sở đánh giá nguy cơ dịch tễ để yêu cầu F2 chấm dứt hoặc tiếp tục cách ly.

Yêu cầu phong tỏa gọn, theo vùng nguy cơ

Bộ Y tế hướng dẫn phong tỏa/cách ly y tế ổ dịch thực hiện theo nguyên tắc phong tỏa gọn, nguy cơ đến đâu, phong tỏa đến đó. Phong tỏa phải đạt 2 mục tiêu là khóa chặt ổ dịch, không cho nguồn lây thoát ra ngoài để không lây sang các vùng khác và không lây lan trong khu vực phong tỏa.

Bộ Y tế cũng lưu ý khoanh vùng tạm thời và lấy mẫu cộng đồng cần rộng, nhưng phong tỏa cứng thì gọn vừa đủ, nguy cơ đến đâu xét nghiệm đến đó. 

Về định nghĩa ổ dịch, Bộ Y tế quy định là nơi lưu trú (xóm, thôn, tổ dân phố, ấp, khóm...) của ca bệnh F0 trước khi khởi phát hoặc trước khi lấy mẫu xét nghiệm. Trong 28 ngày không ghi nhận ca bệnh mới thì ổ dịch được coi là đã hết.

Về biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, hướng dẫn này coi biện pháp tiêm vắc xin là biện pháp đặc hiệu, các biện pháp khác như thực hiện 5K, không hoặc hạn chế đến vùng dịch, vệ sinh cá nhân... là các biện pháp phòng dịch không đặc hiệu.

Campuchia bắt đầu tiêm ngừa COVID-19 cho nhóm thiếu niênCampuchia bắt đầu tiêm ngừa COVID-19 cho nhóm thiếu niên

TTO - Y tế Campuchia bắt đầu tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho nhóm thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi tại thủ đô Phnom Penh và một số tỉnh. Thủ tướng Hun Sen nói rằng mục tiêu của ông là sẽ tiêm cho trẻ từ 10 đến 11 tuổi.

Xem thêm: mth.21182710210801202-et-y-ob-auc-91-divoc-gnohc-gnohp-ev-iom-nad-gnouh/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hướng dẫn mới về phòng chống COVID-19 của Bộ Y tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools