vĐồng tin tức tài chính 365

Người chăn nuôi đau đầu với bài toán ‘tái đàn hay đốt bỏ con giống’

2021-08-02 14:44

Người chăn nuôi đau đầu với bài toán ‘tái đàn hay đốt bỏ con giống’

Trung Chánh

(KTSG Online) - Người nuôi gà công nghiệp ở khu vực miền Đông Nam bộ đang đứng trước bài toán nan giải “tái đàn hoặc đốt bỏ con giống”, bởi gà thịt đang giảm xuống mức giá rất thấp, tiêu thụ khó khăn, thậm chí phải mang đi cho để cắt lỗ.

Không có đầu ra, gà lông trắng tại Tây Ninh giảm còn 7.000 đồng/kg

Gà thịt lông trăng giảm giá mạnh gây khó cho người chăn nuôi. Ảnh: Ngô Trang

Gà thịt phải đem cho vì “càng neo càng lỗ”

Báo cáo của Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu sản phẩm chăn nuôi và thuỷ sản trong điều kiện dịch Covid-19 diễn ra cuối tuần rồi cho thấy tình hình chăn nuôi trong 7 tháng đầu năm nay diễn ra ổn định. Trong đó, đàn bò có 6,3 triệu con, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đàn heo là 23 triệu con, tăng 10% và gia cầm là 510 triệu con, tăng 5% so với cùng kỳ.

Còn số liệu báo cáo của Tổ công tác 970 (Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam trong điều kiện dịch Covid-19) cũng cho biết tình hình chăn nuôi của các địa phương ổn định, nguồn cung lớn. 

Chẳng hạn, với tỉnh Đồng Nai, mỗi ngày địa phương cung ứng ra thị trường 10.000 con heo, trong đó, tiêu thụ nội tỉnh là 1.300 con (tương đương 15%) và còn lại là đưa đến thị trường các tỉnh khác và TPHCM. Ngoài ra, mỗi ngày Đồng Nai cũng cung cấp ra thị trường 100.000 con gà thịt, trong đó, tiêu thụ nội tỉnh là 5% và còn lại 95% cung cấp cho thị trường TPHCM và các tỉnh.

Tuy nhiên, do bùng phát dịch Covid-19, dẫn đến nhiều địa phương siết chặt kiểm soát việc di chuyển, cho nên việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản, thực phẩm nói chung và sản phẩm chăn nuôi nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là với gia cầm.

Ông Lê Văn Quyết, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, cho biết gà lông trắng hiện có giá chỉ 6.000-7.000 đồng/kg, thậm chí nhiều nơi không bán được, phải đem đi cho không.

Ông Quyết giải thích, gà đến ngày xuất chuồng nhưng không bán được thì buộc phải tiếp tục neo lại, cho ăn. Mà tiếp tục cho ăn thì càng tốn thêm tiền, trong khi không biết có bán được hay không. Do đó, chuyện giá cả trong thời điểm này như vậy là chính xác.

Theo ông Quyết, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do dịch Covid-19 bùng phát khiến phía cầu bị ách lại, trong khi nguồn cung chưa giảm. “Đặc biệt, dịch khiến các lò giết mổ bị ngưng hoạt động, một số nhà máy có ca F0 buộc phải đóng cửa, trong khi gà vào TPHCM không thể đưa gà lông về cho người dân, mà phải giết mổ sẵn”, ông nói.

Tại tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết hiện Tây Ninh còn tồn đọng khoảng 1 triệu con gà không tiêu thụ được, giá bán giảm xuống chỉ còn 7.000 đồng/kg đối với gà lông trắng. “Một con gà 3 kg, bán chỉ khoảng 20.000 đồng, không bằng một kg rau ngoài chợ"", ông Xuân nói. Mỗi ký gà, nông dân đang lỗ khoảng 20.000 đồng. Như vậy, với 2,5 triệu ký tồn đọng, nông dân nuôi gà đang chịu lỗ 50 tỉ đồng, ông Xuân tính toán.

Còn theo ông Quyết, so với thời điểm gà đạt mức giá cao nhất trong năm nay, thời điểm trước khi dịch bùng phát, là 32.000 đồng/kg, thì giá gà hiện nay đã giảm khoảng 25.000-26.000 đồng/kg. Mức giá này người nuôi gà đang lỗ khoảng hơn 20.000 đồng/kg, bởi giá thành sản xuất hiện nay khoảng 28.000 đồng/kg.

Đau đầu chuyện tái đàn hay đốt bỏ con giống

Trước tình trạng gà thịt tiêu thụ không được, ông Xuân (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh) cho biết ở địa phương đã có hàng triệu con gà giống buộc phải đốt bỏ. “Đây là quyết định rất nan giải, chứ không hề đơn giản”, ông nói.

Theo ông Quyết (Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ), chuyện đốt bỏ gà giống là chuyện mấy chục năm trước do ngày xưa sản xuất theo phong trào, không biết rõ thị trường, tức cứ sản xuất để bán mà không bán được thì đốt.

Còn bây giờ có đầu ra mới sản xuất, nghĩa là người sản xuất gà giống phải có chỗ tiêu thụ. Tuy nhiên, hiện tại số gà giống đó lẽ ra phải được vào trại nuôi nhưng do lứa trước (gà thịt) đang bị ách tắc, vẫn đang nằm trong trại, thành thử phải đốt bỏ gà giống.

Khi rơi vào tình cảnh nêu trên, theo ông Quyết, các cơ sở sản xuất con giống buộc phải dừng ấp mới trứng. “Gà mái vẫn phải tiếp tục cho ăn để đẻ trứng, chứ không thể ngưng được vì ngưng coi như sạt nghiệp”, ông nói. Thay vì trứng đưa vào ấp thành gà giống và bán 7.000-8.000 đồng thì người dân chuyển sang bán hột gà thương phẩm 3.000-4.000 đồng/trứng, tức giảm 50-60% so với sản xuất ra con giống.

Ông Quyết cho biết, ngay bản thân ông, theo kế hoạch vài ngày tới, trại gà của ông sẽ thả nuôi lứa mới với số lượng 250.000 con và dự kiến 32 ngày sau đó sẽ xuất chuồng. “Nhưng do tình hình dịch Covid-19 rất khó đoán định, không biết sắp tới như thế nào, cho nên bây giờ tôi rất đắn đo là nên thả nuôi tiếp hay đốt bỏ”, ông nói.

Xem thêm: lmth.-gnoig-noc-ob-tod-yah-nad-iat-naot-iab-iov-uad-uad-ioun-nahc-iougn/230913/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người chăn nuôi đau đầu với bài toán ‘tái đàn hay đốt bỏ con giống’”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools