vĐồng tin tức tài chính 365

Gửi con để vợ chồng cùng vô xưởng

2021-08-03 09:27
Gửi con để vợ chồng cùng vô xưởng - Ảnh 1.

Cô công nhân Nguyễn Thị Diễm Châu kiểm tra linh kiện điện tử tại nhà xưởng Công ty Vexos VN đang áp dụng lưu trú tại chỗ - Ảnh: CHÂU PHẠM

Những "binh đoàn công nhân" đang trải qua tháng ngày chưa từng có tiền lệ trong nền sản xuất VN, khi nhà xưởng là nơi làm mà cũng là chốn ở với lớp lớp lều trại.

5h sáng, một chàng trai miền Tây cất vang tiếng vọng cổ cao vút khiến cả "doanh trại công nhân" bừng tỉnh. Mọi người lục đục cuốn chăn màn, í ới nhau chui ra khỏi những chiếc lều dã chiến để xếp hàng đánh răng, rửa mặt.

Cả phòng trọ vào nhà xưởng

Gần một tháng qua, ngày mới của đời thợ như nữ công nhân Nguyễn Thị Diễm Châu (32 tuổi) đều bắt đầu như thế khi chị quyết định bỏ lại gác trọ để vào ở hẳn trong nhà xưởng. Ngoài thời gian làm việc, cuộc sống riêng tư của nữ công nhân này phần lớn gói gọn trong chiếc lều dã ngoại diện tích 4m².

Sau ngày dài miệt mài bên máy móc, Châu trở về nghỉ ngơi trong chiếc lều tạm, xung quanh cô là những đồng nghiệp bao năm qua vốn chỉ gặp nhau trong xưởng Công ty Vexos VN (Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, TP.HCM). Đã thành thói quen, cứ đến tối là Châu lại gọi về cho bà nội và hai đứa em gái đang nương tựa nhau ở quê nhà Kiên Giang.

Mẹ mất, cha đánh cá biền biệt trên vùng biển Tây khiến người chị cả này luôn canh cánh về gia đình ở quê. Mấy hôm trước, bà nội bệnh mà quê nhà cũng đang giãn cách khiến Châu cứ thấp thỏm, ở không yên mà về chẳng đặng. May bà đã khỏe lại, đứa cháu xa xứ cũng thở phào, làm việc chứ không cũng rầu lắm. Gần 10 năm đời công nhân, đây là lần đầu tiên Châu phải đối diện với những ngày ăn ngủ lều trại kỳ lạ như thế này.

"Khi nghe công ty vận động vào nhà xưởng, mình cùng hai chị em bà con đang sống chung trọ, làm cùng công ty gật đầu ngay bởi được đi làm là có tiền. Cuộc sống gò bó mấy cũng chịu được chứ ở ngoài thất nghiệp mà tiền ăn, tiền trọ, tiền gửi về quê vẫn phải lo là đuối" - Châu kể.

Vào nhà xưởng mấy ngày thấy hình ảnh xóm trọ thiếu rau củ, dịch bệnh khắp nơi, còn mình được ăn ở an toàn lại có lương gấp đôi ngày thường, khiến nữ công nhân này mừng thầm. Sống trong lều, công ty trang bị từ A - Z, áo quần có người giặt, cơm nước đủ đầy, tối buồn có thể ra vẽ tranh, chơi game mà công ty trang bị khiến tâm lý của công nhân bớt nặng nề.

Đặc biệt, Châu kể nhờ ở tập thể mà những người đồng cảnh hiểu về nhau hơn và biết được cả... tiếng ngáy của nhau. Mỗi người một số phận nhưng tất cả vì mưu sinh mà chấp nhận tha phương để lo toan gia đình. "Tháng nào gắng tăng ca cũng nhận lương hơn chục triệu, 1/3 gửi về lo cho bà, cho em, một phần lo tiền ăn, tiền trọ rồi còn đóng thêm bảo hiểm. Bản thân cũng gắng ít tiêu pha, dành dụm lại chút đỉnh để sau này còn tính chuyện chồng con" - Châu cười tâm sự.

Gửi con để vợ chồng cùng vô xưởng - Ảnh 2.

Công nhân của Công ty Vexos ngủ lều trong nhà xưởng đã gần một tháng - Ảnh: CHÂU PHẠM

Gửi con cho em trai

Khi nghe công ty kêu gọi công nhân vào nhà máy ăn ở tập trung, nữ công nhân Đỗ Thị Thanh Thúy (29 tuổi) bàn với chồng nên đi cả hai hay chỉ một người vì còn đứa con 6 tuổi. Để chia sẻ với khó khăn của công ty, vợ chồng Thúy quyết định gửi con cho em trai đang thất nghiệp, cả hai khăn gói lên đường.

Từ nhà trọ ở huyện Bình Chánh, vợ chồng Thúy đến thẳng nhà xưởng của Công ty Bidrico ở Khu công nghiệp Vĩnh Lộc để test COVID-19 rồi ở luôn đến nay đã hơn nửa tháng. "Nếu ở ngoài trọ tính ra cũng khó khăn, về quê không được mà ở lại trọ cũng biết bao khoản phải lo nên chồng khuyên cả hai vào đây làm, vừa có tiền lo cho cả nhà vừa đỡ đi miếng ăn của hai người" - Thúy kể.

Từ năm 18 tuổi, thiếu nữ quê Đồng Nai này đã vào nhà xưởng. Có thời gian về làm dâu ở Sóc Trăng nhưng cuối cùng hai vợ chồng cũng quyết định trở lại Sài Gòn khoác đồng phục công nhân. Thúy kể chồng làm cùng xưởng nên cũng đỡ buồn, những lúc ăn cơm có thể ngồi gần nhau, chuyện trò đôi chút rồi về lại chỗ ngủ hai nơi. Tuy vậy, người mẹ trẻ này vẫn nặng lòng khi con thơ mỗi đêm ôm cha mẹ ngủ nay phải chịu cảnh vắng hơi ấm mẹ giữa mùa dịch. 

"Ngày nào cũng điện về cho con, con gái cứ hỏi khi nào mẹ về thăm con, mình chỉ biết cắn răng để con không thấy mẹ rơi nước mắt thôi" - Thúy kể.

Còn đôi vợ chồng trẻ Lương Hoàng Tân (28 tuổi, quê Đồng Tháp) cũng làm cùng nhà máy, sống chung nhà xưởng nhưng "tuy gần mà xa", lều ai nấy ngủ. Suốt cả ngày, vợ chồng chỉ gặp nhau lúc ăn cơm chung, đêm về chồng chẳng thể "bén mảng" đến dãy lều của vợ, nhớ nhau cũng chỉ biết nhắn tin.

Tuy vậy, Tân kể rằng cuộc sống công nhân giờ giấc sinh hoạt theo nhà xưởng, lắm lúc làm ca đêm, nên có khi nửa tháng Tân mới gặp vợ ở nhà trọ. Hai vợ chồng thương mến nhau từ giảng đường, Tân học y sĩ, còn vợ học điều dưỡng, ra trường không xin được việc ưng ý nên cả hai quyết định lên Sài Gòn, nộp đơn vào công ty. 

Làm việc trái ngành nhưng do có trình độ học vấn và kỹ năng nên Tân được bố trí tổ phó SMT (công nghệ hàn linh kiện bề mặt). Tân kể tháng này hai vợ chồng được tăng ca, công ty cũng trả lương gấp đôi, lại chẳng lo tiền ăn nên thu nhập sẽ cao hơn mọi năm.

Dù vậy, đôi vợ chồng trẻ này chẳng vui trọn vẹn khi đứa con mới một tuổi rưỡi phải gửi nhờ bà nội ở quê chăm, nửa năm rồi cả hai chưa thể về thăm. "Cũng tính về mấy lần nhưng dịch giã chẳng dám đi, sợ có chuyện gì với mẹ già, con thơ lại hối hận nên cứ kìm mãi" - Tân kể.

Theo Tân, ăn ở trong nhà xưởng, cứ 7 ngày lại được test một lần nên khá yên tâm; nhiều người thấy điều kiện ăn ở tốt, ở ngoài khó khăn, muốn xin vào cũng không được. Song có người đang ở yên lành trong nhà xưởng cũng đành về vì người thân bị cách ly, cha mẹ không ai chăm nên chấp nhận rời nhà máy về lo gia đình.

Rưng rưng thăm mẹ qua hàng rào thép

nguoi o lai 3 5(read-only)

Hai cha con đến thăm mẹ đang làm việc tại nhà xưởng AA Corporation qua hàng rào thép - Ảnh: MINH ĐỨC

Những ngày chưa giãn cách xã hội, AA Corporation tại Tây Ninh đã cho hơn 1.000 công nhân vào lưu trú trong nhà xưởng với những câu chuyện cảm động chỉ có trong thời dịch. Có những đứa con nhỏ đến nhà xưởng thăm mẹ cha không thể sà vào lòng mẹ như những chú gà con mà phải đứng cách xa 4m, cách biệt bởi hàng rào thép mà rưng rưng nhìn nhau.

Có những người chồng vào nhà xưởng đã biên thơ về động viên vợ như đang vào chiến trường với câu chữ nặng tình: "Anh đã quyết ở lại cùng đồng đội/Em ở nhà đừng lo âu buồn bã/Thay phần anh trọn phận dâu hiền".

Cố gắng để sản xuất ổn định

Ông Lê Văn Tập - quản đốc của Công ty Bidrico - cho biết gần 30 năm gắn bó với công ty, đây là lần đầu ông phải cấp tập lo chuyện ăn, chuyện ở cho hàng trăm công nhân chỉ trong thời gian rất ngắn. Cả tá thứ việc đổ lên đầu từ sắp xếp xét nghiệm, bố trí lều trại giãn cách, xây dựng nơi tắm giặt rồi lo mùng màn chiếu gối rất gấp gáp... nhưng cuối cùng cũng hoàn thành trước giờ G.

Bản thân ông Tập cũng động viên vợ để cả hai cùng vào nhà xưởng, hai đứa con gái ở nhà tự chăm lo nhau. Vừa phải chăm lo cho hàng trăm anh em công nhân vốn chưa quen sinh sống tập thể gò bó, người bố quê Nghệ An này cũng phải dành thời gian để sát sao gián tiếp với hai đứa con cả chuyện an toàn lẫn âu lo về sức khỏe.

"Bà xã tôi đôi lúc cũng bịn rịn, các con gọi vào cho cha mẹ cũng nói tiếng "nhớ" nghe dài hơn, cũng nặng lòng lắm chứ không như bình thường được. Vợ chồng chỉ biết động viên nhau cố gắng để còn chăm lo cho anh em công nhân nữa, ai cũng vì công việc, gắng giúp nhau một tay để chèo lái, gánh vác một chút để công ty được sản xuất ổn định" - ông Tập bộc bạch.

Gửi kiến nghị khẩn lên Thủ tướng vì lo F0 trong nhà máy, Gửi kiến nghị khẩn lên Thủ tướng vì lo F0 trong nhà máy, '3 tại chỗ' không an toàn

TTO - Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân kiến nghị chỉ tính toán thực hiện '3 tại chỗ' khi tình hình dịch được kiểm soát, có phương án y tế, xử lý nhanh chóng và quy trình ứng phó chi tiết khi xuất hiện F0.

Xem thêm: mth.11842752220801202-gnoux-ov-gnuc-gnohc-ov-ed-noc-iug/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gửi con để vợ chồng cùng vô xưởng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools