vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao Bình Dương dùng 'biện pháp mạnh': lấy bêtông ngăn đường?

2021-08-03 18:55
Vì sao Bình Dương dùng biện pháp mạnh: lấy bêtông ngăn đường? - Ảnh 1.

Bêtông chắn ngang đường Lê Hồng Phong đoạn giao với quốc lộ 13, phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một - Ảnh: BÁ SƠN

Ngày 3-8, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, nhiều tuyến đường tại Bình Dương được ngăn lại bằng bêtông không cho phương tiện qua lại.

"Sáng kiến" này trước đó được "thí điểm" tại thị xã Bến Cát, nay được áp dụng tại cả thành phố Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một... Một số người dân nêu thắc mắc chắn đường như vậy thì khi có xe cứu thương, cứu hỏa thì làm sao di chuyển?

Theo ghi nhận, tại một số ngã tư như đường Lê Hồng Phong giao quốc lộ 13 (hướng về phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một), đường Trần Văn Ơn giao quốc lộ 13... các dải phân cách bằng bêtông được dùng chắn ngang toàn bộ cả hai chiều lưu thông. Cả ôtô lẫn xe máy đều không thể di chuyển qua, nhiều xe từ trong khu dân cư muốn đi ra đường chính phải quay đầu.

Tương tự, một số tuyến đường tại thành phố Thuận An như Nguyễn Thị Minh Khai, một số giao lộ với đường Cách Mạng Tháng Tám... cũng có bêtông chắn ngang.

Tại các giao lộ khác không dùng bêtông chắn đường thì sẽ có người trực chốt, kiểm tra giấy tờ của người đi đường, nếu hợp lệ mới cho qua.

Một cán bộ cho biết việc dùng đến bêtông để chặn nhiều tuyến đường là giải pháp mạnh để thực hiện chỉ thị 16 tăng cường tại Bình Dương. Theo chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy, người dân tuyệt đối không ra đường 24/24h mỗi ngày nếu không có việc thực sự cần thiết.

Ngay cả việc di chuyển trong nội tỉnh, nếu từ vùng dịch có nguy cơ cao tới vùng nguy cơ thấp hơn thì cũng phải thực hiện cách ly. Người dân được khuyến cáo "ai ở đâu ở yên đấy", nếu có khó khăn về thực phẩm, chữa bệnh thì phản ánh qua đường dây nóng 1022 hoặc tổ dân phố để được hỗ trợ.

Ngoài các điểm có rào chắn bằng bêtông, phương tiện hợp lệ vẫn có thể ra vào khu vực dân cư thông qua đường khác (có lực lượng chức năng trực kiểm tra giấy tờ).

Trên các trục đường chính như quốc lộ 13, đường Phạm Ngọc Thạch, theo ghi nhận, các xe cấp cứu, xe làm nhiệm vụ... vẫn di chuyển thuận lợi.

Bình Dương hiện là khu vực có dịch COVID-19 nóng thứ hai cả nước, chỉ sau TP.HCM, với hơn 18.300 ca mắc tính tới sáng 3-8 và số ca mắc vẫn tiếp tục tăng.

Vì sao Bình Dương dùng biện pháp mạnh: lấy bêtông ngăn đường? - Ảnh 2.

Đường Trần Văn Ơn giao quốc lộ 13 bị các khối bêtông chắn ngang cả hai làn lưu thông - Ảnh: BÁ SƠN

Vì sao Bình Dương dùng biện pháp mạnh: lấy bêtông ngăn đường? - Ảnh 3.

Đường vào một trung tâm thương mại từng rất sầm uất của Thủ Dầu Một cũng đã bị chắn lại - Ảnh: BÁ SƠN

Vì sao Bình Dương dùng biện pháp mạnh: lấy bêtông ngăn đường? - Ảnh 4.

Trong khi các tuyến đường nhánh, đường hẻm bị kiểm soát chặt, các trục đường chính khá thông thoáng cho xe cấp cứu, xe tải chở hàng - Ảnh: BÁ SƠN

Vì sao Bình Dương dùng biện pháp mạnh: lấy bêtông ngăn đường? - Ảnh 5.

Những "vùng xanh" hy vọng được giữ vững thông qua việc hạn chế người dân di chuyển - Ảnh: BÁ SƠN

Vì sao Bình Dương dùng biện pháp mạnh: lấy bêtông ngăn đường? - Ảnh 6.

Chỉ có các xe làm nhiệm vụ, chở lương thực... mới được đi qua các chốt kiểm soát - Ảnh: BÁ SƠN

Bình Dương nóng ruột xin tiêm thử nghiệm vắc xin Nano Covax cho 200.000 công nhânBình Dương nóng ruột xin tiêm thử nghiệm vắc xin Nano Covax cho 200.000 công nhân

TTO - Nóng ruột vì thiếu nguồn vắc xin trong khi tình hình COVID-19 ngày càng phức tạp hơn, cộng đồng doanh nghiệp tại Bình Dương đã “xung phong” xin được tiêm vắc xin Nano Covax sản xuất trong nước với số lượng lớn.

Xem thêm: mth.31064637130801202-gnoud-nagn-gnoteb-yal-hnam-pahp-neib-gnud-gnoud-hnib-oas-iv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao Bình Dương dùng 'biện pháp mạnh': lấy bêtông ngăn đường?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools