Các chuyên gia nhìn nhận, đây có thể là báo hiệu cho một làn sóng siết chặt quản lý mới nhằm vào lĩnh vực này trong thời gian tới.
Chỉ trong một phiên giao dịch, cổ phiếu nhiều ông lớn về trò chơi trực tuyến của Trung Quốc như NetEase hay Tencent đồng loạt lao dốc 6 - 8%, trong đó Tencent bị "thổi bay" tới hơn 60 tỷ USD vốn hóa. Hiệu ứng tiêu cực lan tới cả Nexon, công ty của Hàn Quốc nhưng có hoạt động tại thị trường Trung Quốc.
Làn sóng bán tháo này đến sau bài viết trên chuyên trang kinh tế hàng ngày thuộc hãng Tân Hoa Xã, ví von trò chơi trực tuyến giống như "thuốc phiện" gây nghiện cho giới trẻ, thậm chí chỉ tên một số trò chơi nổi tiếng như Vương giả vinh diệu của Tencent - một động thái khiến các nhà đầu tư lo lắng.
Tencent bị "thổi bay" tới hơn 60 tỷ USD vốn hóa sau bài viết trên chuyên trang kinh tế hàng ngày thuộc hãng Tân Hoa Xã, ví von trò chơi trực tuyến giống như "thuốc phiện" gây nghiện cho giới trẻ. (Ảnh: Reuters)
"Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã có nhiều lo ngại về tác động của trò chơi trực tuyến đến giới trẻ. Tuy nhiên cần chú ý là hiện giới chức vẫn chưa lên tiếng chính thức sau bài báo nói trên", CEO hãng phần mềm AppInChina Rich Bishop cho biết.
Trước đó, các lĩnh vực như thương mại điện tử, kinh doanh dữ liệu và dạy thêm trực tuyến đều đã "điêu đứng" trước hàng loạt quy định mới siết chặt. Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc này khó lặp lại với mảng trò chơi, khi các quy định trong lĩnh vực này hiện đã tương đối nghiêm ngặt.
"Hiện Trung Quốc đã có nhiều quy định nhằm hạn chế việc sử dụng trò chơi điện tử với đối tượng thanh thiếu niên. Có thể chúng ta sẽ thấy những đợt thanh tra gắt gao hơn, nhưng ít khả năng sẽ có những quy định mới được công bố", CEO hãng phần mềm AppInChina Rich Bishop nhận định.
Dù vậy, các hãng game Trung Quốc cũng đã có động thái đầu tiên nhằm trấn an tình hình. Tencent cho biết, hãng sẽ siết lại giới hạn giờ chơi hàng ngày của thanh thiếu niên trên các trò chơi của mình trong thời gian tới.
VTV.vn - Giá cổ phiếu Tencent giảm 6,3% trong phiên giao dịch ngày 26/1 tại Hong Kong (Trung Quốc), kéo vốn hóa công ty về dưới mức 900 tỷ USD.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!