Bộ GD-ĐT đề nghị chia sẻ gánh nặng tài chính với phụ huynh, học sinh, sinh viên bằng việc giữ ổn định học phí trong năm học tới - Ảnh: VĨNH HÀ
Khó khăn do thiên tai bão lũ, do dịch bệnh tác động đến phụ huynh, học sinh, sinh viên. Vì thế tại văn bản này, Bộ GD-ĐT đề nghị giữ ổn định mức học phí trong năm học 2021-2022 để giảm gánh nặng tài chính mà người học phải chịu.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT đã trình Chính phủ xem xét ban hành nghị định mới để thay thế nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2-10-2015 về quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
Dự kiến nghị định trên ban hành trong tháng 8-2021 và áp dụng trong năm học tới. Trong đó sẽ quy định mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập theo hướng giữ ổn định.
Nhưng do thời gian qua một số địa phương, một số cơ sở giáo dục vẫn tăng học phí, thu các khoản ngoài quy định trong lúc đời sống người dân gặp khó khăn. Bộ GD-ĐT tiếp tục đề nghị các bộ, ngành, địa phương và cơ sở giáo dục thực hiện một số việc ngay trước mắt.
Để giữ ổn định mức học phí chia sẻ với người học, cần rà soát và tổ chức hoạt động dạy học hợp lý, chất lượng, trong đó chú ý đến việc cắt giảm tiết kiệm chi phí, tiết giảm các khoản thu dịch vụ hỗ trợ giáo dục không cần thiết.
Đối với việc triển khai dạy học trực tuyến, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương và cơ sở giáo dục cần căn cứ vào các văn bản pháp lý đã ban hành để tính toán xác định mức thu hợp lý theo nguyên tắc chia sẻ khó khăn chung giữa cơ sở giáo dục với phụ huynh học sinh trong tình hình dịch bệnh và công khai minh bạch.
Ngoài các chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Nhà nước, các địa phương chỉ đạo cơ sở giáo dục kêu gọi, huy động các nguồn lực xã hội để có các chính sách hỗ trợ thêm như: miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí và các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo cho các học sinh, sinh viên và gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong năm học 2021-2022.
Các địa phương huy động các nguồn lực xã hội thực hiện hỗ trợ sách giáo khoa cho các đối tượng học sinh, sinh viên theo quy định hiện hành và quan tâm, có chính sách đặc thù hỗ trợ sách giáo khoa cho các học sinh thuộc hộ nghèo, vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo để bảo đảm tất cả học sinh có đủ sách giáo khoa đến trường.
Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện các khoản thu chi, sử dụng các nguồn xã hội hóa trên nguyên tắc công khai, minh bạch, thực hiện tốt giải trình xã hội trong việc này.
TTO - Nhiều trường đại học tiếp tục công bố các gói hỗ trợ cho sinh viên do dịch COVID-19 bằng nhiều hình thức khác nhau.
Xem thêm: mth.92074527140801202-iom-coh-man-gnort-ihp-coh-cum-hnid-no-uig-ihgn-ed-td-dg-ob/nv.ertiout