vĐồng tin tức tài chính 365

Cần Quốc hội, Chính phủ tạo cơ chế để bơm vốn ưu đãi lãi suất hỗ trợ hàng không

2021-08-05 03:58

Cần Quốc hội, Chính phủ tạo cơ chế để bơm vốn ưu đãi lãi suất hỗ trợ hàng không

Phạm Hoàng

(KTSG Online) - Các chuyên gia tham dự tọa đàm trực tuyến "Giải pháp cấp bách để giữ cánh cho hàng không Việt", tổ chức ngày 2-8 tại Hà Nội đều có chung nhận định: Với vai trò, đóng góp đặc biệt cho đất nước và khả năng phục hồi nhanh chóng, các hãng hàng không Việt xứng đáng được ưu tiên hỗ trợ. Tuy nhiên, để có thể bơm vốn tiếp sức cho hãng bay, cả Chính phủ và Quốc hội cần ra tay tháo gỡ khó khăn về cơ chế để các hãng bay được vay vốn của ngân hàng với chính sách hỗ trợ lãi suất.

Sẵn sàng cất cánh

Xứng đáng được ưu tiên hỗ trợ

Tại tọa đàm, một số chuyên gia chất vấn: Rất nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn, cần hỗ trợ, tại sao nên ưu tiên cho các hãng hàng không? Chuyên gia hàng không, TS Bùi Sỹ Hưng, nguyên Chủ tịch HĐQT VNA lý giải: "Về mặt đối nội, hàng không có ý nghĩa tổng hợp rất lớn. Hàng không là một trong thành phần quan trọng của hạ tầng giao thông đất nước, mang lại hiệu quả lớn về đầu tư và kinh tế. Về mặt đối ngoại, hàng không là một công cụ rất quan trọng, là cây cầu, bàn tay nối dài, công cụ rất quan trọng thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam, bên cạnh nhiệm vụ thu hút du lịch, đầu tư, hàng không còn có sứ mệnh kết nối ngoại giao văn hóa, chính trị, quân sự… Hàng không là "đại sứ" mở rộng bầu trời đưa Việt Nam ra thế giới và đưa thế giới về Việt Nam".

Đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước cũng cho thấy: Hàng không là "răng với môi" với ngành du lịch (có doanh thu chiếm 12% GDP). Dù gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19 nhưng hàng không đóng góp tích cực nhất trong việc kích cầu du lịch, giải cứu công dân, an sinh xã hội, chuyên chở miễn phí vaccine, thiết bị y tế… Hàng không là động lực của nền kinh tế. Các hãng như VNA, Vietjet là thương hiệu quốc gia, đóng góp hàng năm cho ngân sách rất lớn, trực tiếp và gián tiếp hàng năm lên tới 7.000-8.000 tỉ đồng. Bình quân mỗi nhân sự hàng không sẽ trực và gián tiếp tạo việc làm cho hơn 20 người khác…

Một số chuyên gia kinh tế tại tọa đàm cũng cho rằng: Quan trọng nhất là hàng không có triển vọng bùng nổ phát triển sau dịch rất cao, đặc biệt là hàng không tư nhân. Ở Thái Lan, dân số tương đương 75% Việt Nam, nhưng có đến 15 hãng hàng không. Tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng máy bay để di chuyển vẫn còn thấp, dư địa phát triển của thị trường hàng không Việt Nam còn rất lớn.

Đó là chưa kể khả năng ứng phó với đại dịch của hãng hàng không Việt khá tốt. Các hãng hàng không trên thế giới dù được Chính phủ hỗ trợ rất lớn nhưng nhiều hãng vẫn phá sản, thu hẹp quy mô hoạt động vì gặp khó khăn. Trong khi đó, ở Việt Nam, ngoài VNA, các hãng khác được hỗ trợ rất nhỏ nhưng triển vọng hồi phục rất cao.  Như Vietjet năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 hoạt động hợp nhất có lãi và sẵn sàng cho hoạt động phục hồi, tăng tốc.

"Tôi nghĩ rằng, nếu không có giải pháp từ phía Nhà nước thì vô hình trung, chúng ta hạ thấp vị thế của ngành hàng không Việt Nam và gây ra khó khăn khi phục hồi", TS Hưng nói. Hỗ trợ hãng hàng không tức là tăng cơ hội phục hồi, bật dậy sau dịch của nền kinh tế.

Cần Chính phủ, Quốc hội tạo hành lang pháp lý

Tại tọa đàm, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kể: "Có hãng đủ điều kiện, đáp ứng được đối tượng vay, có tài sản đảm bảo, nhưng vẫn không được tiếp cận vay vốn". Nhiều cơ chế, chính sách hiện nay không thích ứng với tình hình đại dịch, gây khó cho hàng không duy trì nội lực và bứt tốc sau dịch.  

Ngoài các giải pháp tự thân như nhượng tài sản, bán cổ phiếu, cổ phần, phát hành trái phiếu… tình thế hiện nay, theo các chuyên gia, giải pháp cấp bách quan trọng nhất là Chính phủ và Quốc hội cần có cơ chế, tạo hành lang pháp lý khai thông nguồn vốn hỗ trợ lãi suất giữa ngân hàng với hãng bay.

Vacccine được hàng không vận chuyển nhanh chóng để phòng chống dịch trên toàn cầu.

Vì vậy, các chuyên gia tham dự tọa đàm đề xuất trước tiên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần sửa đổi, kéo thời hạn giãn, hoãn nợ theo Thông tư 03 (có thể đến năm 2022 theo diễn biến của dịch) để các hãng không bị rơi vào nhóm nợ xấu.

"Cơ cấu nợ theo Thông tư 01 và 03 của NHNN đã hết hạn, thời điểm cơ cấu cũng không phù hợp với những khoản vay sau ngày 10-6. Không những khó khăn vì tình hình Covid-19 bủa vây, các hãng hàng không lại tiếp tục khó khăn vì bị nhóm nợ quá hạn, không được cơ cấu, trả nợ kịp thời và phân loại sai nhóm nợ", TS Hùng nói. Đó là chưa kể lẽ ra các hãng cần được tiếp cận vốn rẻ thì quy định hiện nay đang khiến các hãng phải chịu chi phí vay vốn cao hơn thông thường.  

Thứ hai, Chính phủ và Quốc hội ban hành nghị quyết cho hãng hàng không tư nhân vay lãi suất 0% để bổ sung vốn như đã làm với VNA (gói 4.000 tỉ đồng vay tối đa 3 năm, gói 8.000 tỉ đồng là nhà nước bổ sung vốn điều lệ). Việc này đã có tiền lệ, Quốc hội và Chính phủ đã có "kinh nghiệm" đồng hành với nhau để hỗ trợ cho doanh nghiệp, đề nghị triển khai sớm.

Giải pháp thứ ba là tháo gỡ cơ chế, theo hướng: Quốc hội, Chính phủ cho phép ngân hàng cho vay và hãng hàng không tự thoả thuận các điều kiện về tài sản đảm bảo, phương án đầu tư, sử dụng vốn mà không bị ngân hàng nhà nước bắt lỗi theo những quy định khắt khe của ngành ngân hàng. Từ đó ngân hàng thương mại và hãng hàng không được chủ động bàn, thỏa thuận về vốn vay, lãi vay trên cơ sở điều kiện, lợi thế cụ thể của từng hãng...

Đối với gói vay 25.000 tỉ đồng ưu đãi lãi suất 4% cho các hãng hàng không như đề xuất từ tháng 10-2020 của Vaba, theo các chuyên gia ngân hàng, Chính phủ cần tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ để giảm mức lãi nói trên cho hãng hàng không hoặc bù lãi suất cho ngân hàng.      

Cũng theo các chuyên gia tham dự tọa đàm, hỗ trợ hàng không thực chất là một khoản đầu tư vừa là ngắn hạn vừa lại trung dài hạn. Đây là cách nuôi dưỡng nguồn thu bởi vì triển vọng ngành hàng không về cơ bản nhất là tốt nên rất cần Quốc hội, Chính phủ cấp bách giải quyết, tháo gỡ.

Hàng không là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch Covid-19 nhưng đây lại là điểm sáng lớn của nước ta trong việc duy trì hoạt động, đóng góp rất lớn cho kinh tế, xã hội và phòng chống dịch. Hỗ trợ hàng không tiếp cận với nguồn vốn, đặc biệt là vốn rẻ cũng là tăng cơ hội quốc gia của ngành hàng không Việt Nam trong việc hồi phục nhanh, cạnh tranh tốt hơn với các hãng hàng không nước ngoài.

"Hàng không là một gạch nối giữa Việt Nam và thế giới. Chính phủ nói rằng không để đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị. Trong khi đó, ngành hàng không là một ngành có sứ mệnh rất lớn trong việc duy trì chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị. Khi kinh tế thế giới phục hồi, Việt Nam phải tận dụng cơ hội để lấy lại đà tăng trưởng. Một trong những ngành tạo ra yếu tố thắng lợi, chính là ngành hàng không. Giải cứu ngành hàng không là để giải cứu tất cả những ngành nghề khác nói chung và duy trì đà tăng trưởng cho nền kinh tế".

(Theo PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Viện trưởng Viện công nghệ Tài chính, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh).

 

Mời xem thêm:

Hỗ trợ hãng hàng không để phục hồi kinh tế

Vietjet chuyên chở miễn phí hàng ngàn y bác sĩ, vaccine, tặng xe cứu thương cho TPHCM

Xem thêm: lmth.gnohk-gnah-ort-oh-taus-ial-iad-uu-nov-mob-ed-ehc-oc-oat-uhp-hnihc-ioh-couq-nac/321913/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần Quốc hội, Chính phủ tạo cơ chế để bơm vốn ưu đãi lãi suất hỗ trợ hàng không”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools