vĐồng tin tức tài chính 365

Con số 3,068 triệu tỉ đồng từ đâu ra?

2021-08-06 11:49

Con số 3,068 triệu tỉ đồng từ đâu ra?

Bùi Trinh

(KTSG) - Quốc hội vừa thông qua nghị quyết về mức vay nợ cho giai đoạn 2021-2025 là 3,068 triệu tỉ đồng, tức khoảng 614.000 tỉ đồng mỗi năm trong giai đoạn này.

Theo Hệ thống các tài khoản quốc gia, chỉ tiêu tiết kiệm quốc gia (gross national saving) là chỉ tiêu quan trọng phản ánh nguồn lực thực sự của nền kinh tế, là nguồn cơ bản để tái đầu tư trong chu kỳ sản xuất sau.

Nguồn tiết kiệm quốc gia = tổng sản phẩm trong nước (GDP) + thu nhập từ sở hữu – chi trả sở hữu + thu từ chuyển nhượng – chi chuyển nhượng – tiêu dùng cuối cùng của dân cư – chi tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước.

Và đầu tư ở chu kỳ sản xuất sau = tiết kiệm quốc gia + chuyển nhượng vốn thuần + đi vay/cho vay.

Tỷ lệ giữa đầu tư so với GDP và tiết kiệm quốc gia so với GDP chênh lệch khoảng từ 6-8 điểm phần trăm. Như vậy trong năm năm, từ 2021-2025, vay 3,068 triệu tỉ đồng là hợp lý để bù đắp vào khoản thiếu hụt trong tiết kiệm quốc gia để đầu tư.

Từ các quan hệ này, có thể thấy tiêu dùng cuối cùng (của dân cư và Nhà nước) và đầu tư có thể làm tăng GDP trong nhất thời. Nhưng nếu chi tiêu dùng quá mức và đầu tư không hiệu quả, có thể dẫn đến tiết kiệm quốc gia nhỏ đi và vay mượn tăng lên.

Theo thông tin trên trang web của Tổng cục Thống kê (TCTK) đến thời điểm này, tiêu dùng cuối cùng của Việt Nam trong nhiều năm qua chiếm trên 70% GDP, từ năm 2015 đến nay là trên 74% GDP. Trong đó, tiêu dùng cuối cùng của dân cư chiếm khoảng 68% GDP và tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước chiếm trên 6% GDP.

Tỷ lệ này cao hơn Trung Quốc rất nhiều. Trong nhiều năm qua, tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng của Trung Quốc so với GDP không vượt quá 50%. Tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng của Việt Nam ngang ngửa với Mỹ. So sánh Việt Nam với Mỹ vẫn biết là khập khiễng, khi phía cung của Mỹ  rất mạnh mẽ với trình độ khoa học công nghệ cực cao, trong khi phía cung của Việt Nam cơ bản là gia công, lắp ráp. Như vậy, gia tăng phía cầu không cải thiện phía cung, thậm chí chỉ gia tăng nhập khẩu và giá cả mà thôi

Đầu tư không hiệu quả (đầu tư quá mức và đầu tư không cần thiết) không chỉ là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mà còn dẫn đến nợ nần do tổng tiết kiệm quốc gia (gross national saving) thiếu hụt so với lượng đầu tư. Khoảng cách giữa tiết kiệm quốc gia với đầu tư và tích lũy tài sản ngày càng lớn, từ năm 2015-2019 tỷ lệ tiết kiệm quốc gia so với GDP của Việt Nam nhỏ hơn tỷ lệ đầu tư và tích lũy so với GDP (hình 1), điều này thực sự là một cảnh báo thay vì vui mừng với GDP tăng trưởng.

Theo số liệu của TCTK, trong những năm gần đây tỷ lệ đầu tư chiếm khoảng 32-34% trong GDP trong khi tiết kiệm quốc gia chiếm trong GDP ngày càng nhỏ và tỷ lệ này nhỏ dần từ năm 2011.

Năm 2010 tỷ lệ tiết kiệm quốc gia so với GDP khoảng 30%, ngang với tỷ lệ tích lũy gộp tài sản trong GDP. Từ năm 2011-2014 tỷ lệ tiết kiệm quốc gia so với GDP cao hơn tỷ lệ tích lũy gộp tài sản so với GDP, nhưng từ đó đến nay tỷ lệ tiết kiệm quốc gia nhỏ hơn tỷ lệ tích lũy gộp tài sản so với GDP và càng nhỏ hơn nữa nếu so với tỷ lệ đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP.

Tỷ lệ giữa đầu tư so với GDP và tiết kiệm quốc gia so với GDP chênh lệch khoảng từ 6-8 điểm phần trăm.

Như vậy trong năm năm, từ 2021-2025, vay 3,068 triệu tỉ đồng là hợp lý để bù đắp vào khoản thiếu hụt trong tiết kiệm quốc gia để đầu tư. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, “Sách trắng về doanh nghiệp Việt Nam, 2020” cho thấy tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của khu vực doanh nghiệp nhà nước đang tăng lên nhanh chóng và ở mức báo động. Năm 2011, cứ khu vực doanh nghiệp nhà nước có 4 đồng vốn thì nợ phải trả là 3 đồng và vốn chủ sở hữu là 1 đồng, đến năm 2018 tỷ lệ này không những không giảm mà còn tăng lên 4,2:1.

Sử dụng những khoản vay không hiệu quả hoặc đi vào chi tiêu dùng (chi thường xuyên) có thể dẫn đến hệ lụy là nợ chồng nợ mà nền kinh tế không được cải thiện bao nhiêu.

Để phục vụ tốt cho các nhà hoạch định chính sách, TCTK nên đưa ra hệ thống số liệu nhất quán và có thể sử dụng trong nhiều năm, vì số liệu thống kê phản ánh lịch sử kinh tế qua con số. Hơn nữa, TCTK cần lập các tài khoản để phản ánh sự tạo thành thu nhập, phân phối và phân phối lại thu nhập theo khu vực thể chế như đã làm cách đây 20 năm với sự trợ giúp về kỹ thuật của TS. Vũ Quang Việt và ông Fransisco T. Secritario.

Xem thêm: lmth.ar-uad-ut-gnod-it-ueirt-8603-os-noc/080913/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags: vay

“Con số 3,068 triệu tỉ đồng từ đâu ra?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools