VN-Index hồi phục từ mức thấp nhất 1.225 điểm lên 1.322 điểm. Tuy nhiên, khả năng chỉ số này chinh phục lại 1.400 điểm là không cao. Bởi dịch bệnh đang lan rộng nhiều tỉnh thành, khiến việc giãn cách xã hội đang diễn ra sâu rộng.
Tháng 8 thường là tháng “trũng” thông tin bởi mùa báo cáo KQKD đã kết thúc, trong khi tác động của đại dịch chưa biết khi nào kết thúc.
Trong khi đó, Châu Âu vừa trải qua một đợt lũ lụt lớn, khiến cho hệ thống giao thông bị hư hại nghiêm trọng. Tại Trung Quốc, lũ lụt cũng đã diễn ra, khiến cho tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng nghiêm trọng hơn. Những bất ổn này chắc chắn sẽ lại khiến cho giá cước vận tải có nguy cơ tăng thêm.
Một yếu tố nữa gần như cả khu vực Đông Nam Á đều chịu tác động rất lớn từ đại dịch COVID-19, khiến cho các chỉ số kinh tế những tháng tới như PMI, sản xuất công nghiệp… sụt giảm nghiêm trọng.
Trong khi đó, lạm phát ở nhiều quốc gia đã liên tục tăng cao, khiến các quốc gia này phải sớm thắt chặt tiền tệ. Trong đó Ngân hàng Trung ương Nga vừa quyết định tăng lãi suất lên 6,5% nhằm mục đích ngăn chặn lạm phát. Điều này sẽ khiến dòng vốn đầu tư rút khỏi các thị trường mới nổi.
Trong bối cảnh như thế, nhìn vào đồ thị VN-Index cho thấy chỉ số này vẫn đang loanh quanh vùng từ 1.230 - 1.300 điểm. Nguy cơ chỉ số này rơi về hỗ trợ 1.200 điểm vẫn còn khi dòng tiền vào thị trường không còn lớn do các NĐT đã lường trước được khó khăn của các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng phức tạp. Nhưng có một nguy cơ nữa với những NĐT lúc này là tình trạng margin khá cao. Nếu TTCK điều chỉnh thì nguy cơ phải bán cắt lỗ hoặc giảm vay nợ sẽ lại còn tiếp diễn. Với kịch bản như trên, TTCK tháng 8 sẽ không có nhiều cơ hội với các NĐT./.
Xem thêm: lmth.78850000042210202-ioh-oc-ueihn-oc-gnohk-8-gnaht-naohk-gnuhc/nv.semitaer