vĐồng tin tức tài chính 365

'Đẩy thần đèn quay trở lại chiếc bình': Nỗ lực giảm nợ của Trung Quốc sẽ chỉ khiến nền kinh tế giảm tốc?

2021-08-07 03:36
Đẩy thần đèn quay trở lại chiếc bình: Nỗ lực giảm nợ của Trung Quốc sẽ chỉ khiến nền kinh tế giảm tốc?  - Ảnh 1.

Từ lâu, Trung Quốc thường tận dụng cách thức đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng để thúc đẩy nền kinh tế, đặc biệt là vào mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới. Trong năm nay, Bắc Kinh thậm chí cho biết hệ thống này còn có thể tăng gần gấp đôi quy mô trong vòng 15 năm tới.

Bắc Kinh đã cam kết giảm khối nợ lớn kỷ lục sau những đợt đi vay kéo dài hàng thập kỷ. Tuy nhiên, một yếu tố nổi bật cho nỗ lực đó lại là sự trì hoãn, hoặc một số trường hợp là không chấp thuận, đối với một số tuyến đường sắt cao tốc và tàu điện ngầm tốn kém kể từ đầu năm nay.

Các dự án hiện vẫn đang được xây dựng ở các thành phố lớn, nhưng Bắc Kinh lại đưa ra tiêu chuẩn cao hơn. Động thái này được thúc đẩy bởi rủi ro vỡ nợ ngày càng tăng ở chính quyền các địa phương. Họ đã chứng kiến doanh thu sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Bắc Kinh nhận thức rõ ràng rằng mức nợ cao sẽ làm chậm lại đà tăng trưởng của nền kinh tế và gây rủi ro đáng kể cho cả hệ thống tài chính, lẫn kinh tế của đất nước. Song, những nỗ lực giảm nợ được cho là sẽ gây áp lực lớn đối với tăng trưởng của Trung Quốc trong những năm tới. 

Đẩy thần đèn quay trở lại chiếc bình: Nỗ lực giảm nợ của Trung Quốc sẽ chỉ khiến nền kinh tế giảm tốc?  - Ảnh 2.

Tuy nhiên, Michael Pettis - giáo sư tài chính tại Đại học Bắc Kinh, dự kiến tăng trưởng nợ của Trung Quốc trong năm nay sẽ đạt một trong những mức thấp nhất trong thập kỷ qua. Ông nói: "Bắc Kinh dường như đang kiểm soát việc đầu tư một cách lãng phí vào cơ sở hạ tầng và tài sản."

Theo PBOC, trong khi nền kinh tế đã hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch, tỷ lệ nợ của nước này đã tăng lên 280% GDP vào năm 2020, trong khi năm 2019 là 255%. Ngoài ra, tổng quy mô nợ hiện vẫn chưa có số liệu rõ ràng do những khoản nợ ẩn của các chính quyền địa phương.

Mức nợ của Trung Quốc bắt đầu tăng nhanh sau khi chính phủ chi 4 nghìn tỷ CNY (564 tỷ USD) vào năm 2008 để ứng phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - cùng thời điểm nền kinh tế này bắt đầu giảm tốc.

Đồng thời, các khoản vay ngoài bảng cân đối kế toán của chính quyền các địa phương để tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng và các khoản chi tiêu khác nhằm thúc đẩy nền kinh tế đã tạo ra những khoản nợ ẩn.

Năm 2017, Bắc Kinh đã đặt ra mức trần nợ ở mức 250% GDP, nhưng kế hoạch đã không thể thực hiện khi dịch Covid-19 bùng phát. Năm ngoái, chính phủ đã tung ra gói kích thích tài khóa gần 3,6 nghìn tỷ CNY (557 tỷ USD) để hỗ trợ nền kinh tế, theo đó tỷ lệ nợ/GDP tăng vượt trần.

Đẩy thần đèn quay trở lại chiếc bình: Nỗ lực giảm nợ của Trung Quốc sẽ chỉ khiến nền kinh tế giảm tốc?  - Ảnh 3.

Rain Yin - phó giám đốc S&P Global Ratings, cho biết, để kiềm chế hoạt động vay nợ gia tăng, trọng tâm của chính phủ là hạn chế nợ của các phương tiện tài chính từ chính quyền các địa phương.

Theo Nicholas Borst - phó chủ tịch kiêm giám đốc nghiên cứu về Trung Quốc tại Seafarer Capital, dù quy mô kích thích của Trung Quốc không lớn như Mỹ và các thị trường phát triển khác, nhưng việc vay nợ của các doanh nghiệp, chính quyền địa phương và hộ gia đình đều tăng trong năm ngoái.

Borst nhận định: "Chính phủ Trung Quốc hiện đang nỗ lực đưa thần đèn trở lại chiếc bình. Điều này gây áp lực buộc chính quyền địa phương và các công ty mắc nợ phải ‘dọn dẹp’ bảng cân đối kế toán và giảm mức vay nợ."

Một nghiên cứu của Macquarie Group được công bố hồi tháng trước cho biết do lập trường tài khóa của Trung Quốc được thắt chặt, tăng trưởng đầu tư cơ sở hạ tầng đã chậm lại trong nửa đầu năm nay so với nửa đầu năm 2019.

Chính sách tài khóa "thắt lưng buộc bụng" cũng làm chậm lại việc phát hành trái phiếu của địa phương - vốn đã giảm tốc trong nửa đầu năm nay. Phần lớn nguyên nhân là do Bắc Kinh nâng mức áp dụng trên đối với trái phiếu có mục đích đặc biệt - thường được chính quyền địa phương để tài trợ cho đầu tư cơ sở hạ tầng.

Nhiều ý kiến đặt câu hỏi về việc liệu lập trường chính sách tài khóa thắt chặt có thực sự hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ nợ/GDP của Trung Quốc hay không, dù con số mới được công bố khá khả quan. Quý II/2021, tỷ lệ nợ/GDP giảm 2,6 điểm phần trăm xuống 265,4% từ mức 268% vào quý I.

Đẩy thần đèn quay trở lại chiếc bình: Nỗ lực giảm nợ của Trung Quốc sẽ chỉ khiến nền kinh tế giảm tốc?  - Ảnh 4.

Tuy nhiên, Pettis nhận định nợ công của Trung Quốc thậm chí còn cao hơn ước tính của Viện Tài chính và Phát triển Quốc gia (NFID) là giảm 4,7 điểm phần trăm trong nửa đầu năm nay. Theo vị chuyên gia, nợ công của Trung Quốc tiếp tục tăng từ cuối năm ngoái đến quý II năm nay, với tốc độ trong nửa đầu năm nay là 9,6%.

Ông cho biết: "Nói một cách khác, thước đo chính thức của nợ tăng nhanh hơn nhiều so với thước đo nào khác khi so sánh với GDP. Tỷ lệ nợ/GDP của quốc gia này đã trở nên tồi tệ hơn chứ không khả quan hơn."

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu cũng cho biết một chiến lược phù hợp với tất cả của Bắc Kinh nhằm kìm hãm các khoản nợ của chính quyền địa phương có thể phản tác dụng. Theo đó, rủi ro đối với nền kinh tế địa phương và hệ thống tài chính cũng tăng lên.

Huang Yiping - cựu cố vấn của ủy ban chính sách tiền tệ thuộc NHTW Trung Quốc, cho biết: "Khi nói đến việc giảm đòn bẩy, không chỉ các cơ quan quản lý đang nỗ lực hết mình mà chính quyền các cấp cũng phải chủ động. Đó là bởi tỷ lệ đòn bẩy sẽ được sử dụng làm một thước đo tham chiếu để đánh giá hiệu quả trong những biện pháp của họ."

Pettis nhận định: "Từ quan điểm kinh tế, Trung Quốc nên hạn chế vay nợ đối với các tỉnh nghèo hơn. Song, vấn đề này lại mâu thuẫn với mục tiêu của Bắc Kinh là cân bằng thu nhập giữa các tỉnh."

Tham khảo SCMP

Xem thêm: nhc.8021538160801202-cot-maig-et-hnik-nen-neihk-ihc-es-couq-gnurt-auc-on-maig-cul-on-hnib-ceihc-ial-ort-yauq-ned-naht-yad/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Đẩy thần đèn quay trở lại chiếc bình': Nỗ lực giảm nợ của Trung Quốc sẽ chỉ khiến nền kinh tế giảm tốc?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools