Như vậy, Hội đồng quản trị NCB hiện có 5 thành viên gồm: ông Nguyễn Tiến Dũng, ông Phạm Thế Hiệp, ông Kido Tamaki và 2 thành viên mới gồm bà Bùi Thị Thanh Hương và bà Trương Lệ Hiền.
Hội đồng quản trị ngân hàng ngay sau đó đã họp và bầu bà Bùi Thị Thanh Hương vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Nguyễn Tiến Dũng đảm nhận Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Trước đó, Navibank nằm trong diện buộc phải tái cơ cấu, sự xuất hiện của cổ đông lớn trong thời điểm đó hứa hẹn sẽ mang lại thành công. Tuy nhiên, sau 7 năm, tình hình hoạt động của NCB vẫn "nhì nhằng" ở top dưới xét trên các góc độ: vốn pháp định, tổng tài sản và lợi nhuận.
Bà Bùi Thị Thanh Hương sinh năm 1980, tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân năm 2001, nhận chứng chỉ Kiểm toán viên độc lập năm 2005 (CPA - Bộ Tài chính), tốt nghiệp thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh tại Trung tâm Pháp Việt Đào tạo về quản lý (CFVG) năm 2012 và được cấp chứng chỉ Kế toán viên công chứng Úc năm 2014 (CPA Úc).
Bà Hương đã có kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực kiểm toán, tài chính ngân hàng, quản lý điều hành doanh nghiệp. Bà Bùi Thị Thanh Hương từng nắm giữ các vị trí: Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính chiến lược Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên phong (TPBank); Phó Giám đốc phụ trách khối tài chính kiêm kế toán trưởng Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeaBank) và hiện là Tổng giám đốc tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành Sun Group.
Tại TPBank, bà Bùi Thị Thanh Hương là 1 trong 4 thành viên chủ chốt của TPBank được nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống Tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”.
Năm 2018, sau khi rời vị trí Phó Tổng Giám đốc TPB, bà Hương đảm nhận vị trí CEO của Sun Group.
Về NCB, tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank), trước đó là Ngân hàng thương mại cổ phần Nông thôn Sông Kiên. Navibank đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân từ 22/1/2014.
Trước đó, Navibank nằm trong diện buộc phải tái cơ cấu, sự xuất hiện của cổ đông lớn trong thời điểm đó hứa hẹn sẽ mang lại thành công. Tuy nhiên, sau 7 năm, tình hình hoạt động của NCB vẫn "nhì nhằng" ở top dưới xét trên các góc độ: vốn pháp định, tổng tài sản và lợi nhuận. Với sự xuất hiện của Sun Group, hứa hẹn một làn gió mới thay da đổi thịt thực sự cho ngân hàng này.
Trong tháng 7/2021, NCB công bố phương án phát hành 150 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 36,87%, mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn lên 5.601 tỷ đồng trong quý 3 và 4/2021. Phương án này dược Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tại Công văn số 4737/NHNN-TTGSNH.
Trong tháng 7/2021, NCB công bố phương án phát hành 150 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 36,87%, mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn lên 5.601 tỷ đồng trong quý 3 và 4/2021. Phương án này dược Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tại Công văn số 4737/NHNN-TTGSNH.
Theo đại diện NCB, việc bầu tân Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng như đổi mới công tác quản trị điều hành NCB là bước đi cần thiết và quan trọng trong bối cảnh NCB đang trong lộ trình tái cơ cấu theo đề án tái cấu trúc đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Việc tái cơ cấu NCB đến nay đã đạt được một số kết quả nhất định, cần nhiều nỗ lực và quyết liệt hơn nữa để đảm bảo thực hiện thành công đề án tái cấu trúc. Trong một diễn biến có liên quan, cổ phiếu NVB của ngân hàng này đã có biến động mạnh trong thời gian qua. Kể từ đầu năm thị giá cổ phiếu đã tăng tới 91%. Riêng trong phiên hôm nay, cổ phiếu NVB đã tăng kịch trần lên 20.900 đồng/cổ phiếu với khối lượng giao dịch đột biến, khớp lệnh hơn 12,7 triệu đơn vị.
Luỹ kế từ đầu tháng 7 đến này, NVB có hơn 117 triệu cổ phiếu được trao tay theo phương thức thỏa thuận, chiếm 49% thanh khoản cả tháng, tương đương với giá trị lên tới hơn 2.329 tỷ đồng. Các giao dịch thỏa thuận tập trung từ ngày 7/7 đến ngày 15/7.
Xem thêm: mth.iom-hcit-uhc-oc-bcn-gnah-nagn/nv.ymonocenv