Chị Nguyễn Kim Phượng chia sẻ cách vượt qua lo âu, sợ hãi - Video: Kênh YouTube Phượng NTK
Chị Nguyễn Kim Phượng, chủ nhân kênh YouTube Phượng NTK, gửi bài viết về việc chia sẻ cách nâng cao chất lượng cuộc sống khi ở nhà mùa dịch. Chị cho biết đây là lĩnh vực chị rất tâm huyết, và từng thực hiện một số video chia sẻ trên kênh cá nhân.
Dưới đây là bài viết của chị gửi tới Tuổi Trẻ Online.
Mindfulness là gì?
Mindfulness là phương pháp khoa học do tiến sĩ Jon Kabat-Zinn, một nhà khoa học, tác giả và giảng viên thiền, phát triển. Ông là giáo sư danh dự của Đại học Y Massachusetts Hoa Kỳ, nơi ông sáng lập ra chương trình giảm căng thẳng dựa trên Mindfulness (Mindfulness-based stress reduction - MBRS).
Mindfulness là sự chú tâm có chủ đích vào những việc xảy ra xung quanh mình, và bỏ qua mọi phán xét của bản thân. Nhờ đó, chúng ta có thể điều chỉnh những phản ứng của cơ thể khi đối mặt với những vấn đề không mong muốn, bao gồm cả nỗi sợ hãi và lo lắng. Những suy nghĩ hoặc trải nghiệm sợ hãi có thể dẫn đến hoảng loạn và mất kiểm soát cơ thể, khiến chúng ta khó giữ được sự khôn ngoan để tập trung xử lý vấn đề một cách hiệu quả.
Trong tình hình dịch bệnh COVID leo thang, nguy cơ nhiễm bệnh và tình trạng giãn cách, phong tỏa kéo dài khiến mức độ lo âu, sợ hãi càng trở nên nghiêm trọng, nhất là với những người vốn nhạy cảm và yếu đuối. Lo âu thường xuyên có thể khiến cơ thể bất an, căng thẳng, đôi khi khiến chúng ta run rẩy, bồn chồn, tim đập nhanh, khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
Ứng dụng Mindfulness để giảm lo âu, căng thẳng
Phương pháp Mindfulness giúp tôi dạy cho bộ não và cơ thể sự phản ứng phù hợp, khởi đầu với sự bình tĩnh và bình thản từ bên trong.
Sự lo lắng chỉ là một trạng thái tinh thần tạm thời trong khoảng 20-30 phút, dù ta có làm gì hay không thì nó cũng sẽ qua. Lo âu, sợ hãi là một trạng thái tinh thần như buồn chán hay hạnh phúc. Do đó, thay vì đáp trả, tôi quan sát và chấp nhận nó, để nó đến và rồi tan biến như những đám mây trên bầu trời.
Điều quan trọng nhất cần làm là dành thời gian để thư giãn và bình tĩnh, ngay cả khi phải đối mặt với vấn đề gây căng thẳng nghiêm trọng. Khi tâm trí đang bị xáo trộn và kích động, tôi dừng lại một chút để nghỉ ngơi, thư giãn và thả lỏng. Một công cụ cực kỳ đơn giản và hiệu quả đã giúp tôi rất nhiều khi phải đối diện với tình trạng lo lắng, đó chính là sự chú tâm vào hơi thở.
• Hít vào, bụng phình ra; thở ra, bụng xẹp lại
• Hít vào thật sâu, thở ra thật chậm theo khả năng của mình
• Tốc độ tối ưu là 6 nhịp/phút nhưng tôi không quá cố gắng đạt đến điều đó, bởi vì việc gắng sức có thể khiến tôi căng thẳng hơn. Chỉ cần chú tâm vào hơi thở, nhịp tim và nhịp thở sẽ tự động được điều hòa.
Trong đợt tiêm chủng vừa rồi, tôi có chút lo lắng. Trong khi chờ đợi, tôi đã thực hành hít thở với sự tỉnh thức để giữ vững tinh thần và điều hòa cơ thể, nhờ đó giúp ổn định huyết áp và nhịp tim trong thời điểm quan trọng này.
Ngoài hơi thở, việc chú tâm vào từng công việc hằng ngày cũng có tác dụng rất tốt để tôi thêm yêu công việc và yêu cuộc sống.
Khi làm một cách chú tâm, tôi cảm nhận được niềm vui trong từng công việc tưởng chừng buồn chán, từ đó hạn chế được tình trạng lo âu, căng thẳng, đặc biệt khi phải làm việc tại nhà và sinh hoạt trong không gian giới hạn do tình trạng giãn cách.
Tôi dành thời gian để tập thiền và yoga mỗi ngày nhằm nâng cao sức mạnh tinh thần và rèn luyện sự dẻo dai cho cơ thể, giúp tôi giữ được sự bình thản, an yên trong những ngày ở nhà mùa dịch.
Chị Phượng hướng dẫn một động tác yoga tại nhà
TTO - Bao nhiêu hỉ nộ ái ố thời COVID dễ tạo nên áp lực vô hình. Các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok, các báo điện tử…) thấy đâu đâu cũng đưa tin COVID-19, hôm nay tăng bao nhiêu ca, bao nhiêu ca tử vong, tin giả, tin xấu…
Xem thêm: mth.42570222130801202-ssenlufdnim-pahp-gnouhp-gnuc-hcid-aum-ua-ol-auq-touv/nv.ertiout