vĐồng tin tức tài chính 365

Người Mỹ phải chọn vắc xin hoặc việc làm

2021-08-09 15:08
Người Mỹ phải chọn vắc xin hoặc việc làm - Ảnh 1.

3 nhân viên Đài CNN vừa bị sa thải vì không tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Trong ảnh là trụ sở của CNN ở Atlanta, Mỹ - Ảnh: AP

Trong 16 tháng qua, giám đốc điều hành Hãng hàng không United Airlines Scott Kirby đã gửi hàng chục thư chia buồn đến gia đình các nhân viên bị tử vong do COVID-19. Giờ đây, công ty này yêu cầu 67.000 nhân viên ở Mỹ của mình phải tiêm vắc xin COVID-19 trước ngày 1-10.

Ngành hàng không ủng hộ

Yêu cầu đưa ra ngày 6-8 của United Airlines là một trong những quy định nghiêm ngặt nhất về vắc xin ở Mỹ. Trước đó, như nhiều hãng hàng không khác, United từ chối "ép" nhân viên tiêm vắc xin. Thay vào đó, các công ty đưa ra các biện pháp khuyến khích như trả thêm tiền hoặc cho nghỉ việc có lương để nhân viên thoải mái đi tiêm.

Tuy nhiên, từ tháng 6 năm nay, United thay đổi chiến lược, bắt đầu với quy định nhân viên mới phải cung cấp bằng chứng đã tiêm vắc xin thì mới được tuyển dụng. Nay tất cả các nhân viên của công ty phải tải bằng chứng đã tiêm đủ hai liều vắc xin của Pfizer hoặc Moderna hoặc một liều vắc xin Johnson & Johnson trước ngày 1-10, nếu không muốn phải xét nghiệm thường xuyên và có kết quả âm tính.

Thư gửi nhân viên của giám đốc Scott Kirby và chủ tịch Brett Hart cùng ký tên cho biết: "Các bằng chứng là hoàn toàn rõ ràng: chúng ta đều an toàn hơn nếu tất cả mọi người đều tiêm vắc xin".

Theo Hãng tin Reuters, lãnh đạo của United cho biết họ dự kiến sẽ có một số nhân viên không đồng ý với quyết định này mặc dù 90% phi công và 80% tiếp viên hàng không đã xác nhận đã tiêm vắc xin. Hiệp hội Các tiếp viên hàng không - nghiệp đoàn đại diện cho các tiếp viên hàng không của United - ủng hộ quyết định.

"COVID-19 là một mối đe dọa. Tiêm vắc xin là cần thiết để chấm dứt đại dịch cũng như tác hại về sức khỏe và kinh tế mà nó đã gây ra" - Hiệp hội Các tiếp viên hàng không nhấn mạnh.

Hiệp hội Phi công hàng không, đại diện cho hơn 12.000 phi công của United, tin rằng yêu cầu này là hợp pháp. Hiệp hội kêu gọi một số ít phi công không đồng ý với chính sách trên nên liên lạc với quản lý của mình.

Có quyền đuổi việc

Trong thông báo nội bộ được gửi tới các nhân viên ngày 5-8, chủ tịch Đài CNN, ông Jeff Zucker, cho biết trong tuần qua công ty đã phát hiện 3 nhân viên đến văn phòng mà chưa tiêm vắc xin COVID-19, vi phạm quy định của công ty, và cả ba nhân viên trên đã bị chấm dứt hợp đồng lao động.

Vào đầu năm nay, CNN yêu cầu nhân viên phải tiêm vắc xin COVID-19 khi đến văn phòng và tin tưởng vào sự trung thực của người lao động. Tuy nhiên, trong vài tuần tới đây, CNN có thể yêu cầu các nhân viên phải cung cấp bằng chứng về việc đã tiêm vắc xin.

Ông Zucker khẳng định: "CNN không khoan nhượng với các trường hợp đến văn phòng làm việc nhưng không tiêm vắc xin. Hơn thế, mọi người cần tiêm vắc xin để đi làm việc ngoài hiện trường, để làm việc với những người khác ngay cả khi không bước chân vào văn phòng".

Đã có án lệ cho phép các công ty ở Mỹ có quyền sa thải hoặc chấp nhận đơn xin nghỉ việc của nhân viên nếu họ không thấy thoải mái trong việc tiêm vắc xin COVID-19. Vào tháng 6-2021, một tòa án liên bang đã cho phép một bệnh viện ở Houston quyền sa thải hoặc nhận đơn nghỉ việc của 153 nhân viên y tế vì lý do không tiêm vắc xin.

Tại Mỹ, ngành dịch vụ tài chính là một trong những lĩnh vực đầu tiên yêu cầu nhân viên phải tiêm vắc xin đầy đủ khi trở lại văn phòng. Tháng 6-2021, Ngân hàng Morgan Stanley và nhiều ngân hàng đầu tư lớn khác ở New York đã yêu cầu cả khách hàng lẫn nhân viên phải tiêm vắc xin đầy đủ thì mới đến phòng để giao dịch; đổi lại, không có ai cần phải đeo khẩu trang. Sau đó, các công ty công nghệ như Google, Facebook và Netfix cũng ủng hộ biện pháp này.

Nhiều người Mỹ lén tiêm mũi thứ 3

Trong khi có khoảng 80 triệu người Mỹ chưa tiêm vắc xin thì cũng có một số ít, do lo xa, đã tự quyết định tiêm mũi tiêm thứ 3 khi cơ quan chức năng chưa phê duyệt mũi tiêm bổ sung này.

Theo trang Newsweek, do việc quản lý người tiêm không chặt nên những người muốn tiêm mũi thứ 3 có thể dễ dàng nói dối tên tuổi hoặc tình trạng tiêm phòng. Các cơ sở y tế ở Mỹ đã báo cáo đến Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) về hơn 900 trường hợp đã tiêm mũi vắc xin thứ 3. Hồ sơ của CDC cho biết có một người đàn ông 52 tuổi ở California tiêm mũi thứ 3 sau khi nói dối là mình chưa tiêm bao giờ.

Tuy nhiên, khi nhà thuốc liên lạc với công ty bảo hiểm của người này thì phát hiện ông đã tiêm mũi thứ 2 từ tháng 3-2021. Thống đốc bang Colorado - ông Jared Polis - cho biết có người dân đã tiêm mũi thứ 3 bằng cách dùng tên giả nhưng không nói chi tiết hơn.

107.143

Theo kênh CNBC, số ca nhiễm COVID-19 mới hằng ngày của Mỹ đã tăng trở lại trung bình hơn 100.000 ca mỗi ngày. Đây là mức đã ghi nhận trong đợt tăng đột biến vào mùa đông cách đây 6 tháng.

Sau khi biến thể Delta được phát hiện lần đầu ở Mỹ vào tháng 3-2021, số ca trung bình hằng ngày cuối tháng 6-2021 ở Mỹ là 11.000 và chỉ 6 tuần sau đã vọt lên con số 107.143 mỗi ngày.

Mặc dù tỉ lệ tiêm chủng gần đây có tăng lên ở Mỹ, giám đốc CDC Mỹ Rochelle Walensky cho biết mô hình của cơ quan này dự báo Mỹ có thể có vài trăm ngàn ca nhiễm mỗi ngày, giống như tình hình vào đầu tháng 1-2021, nếu vắc xin không bao phủ rộng rãi toàn dân.

Người tiêm đủ vắc xin ở Mỹ bắt đầu nổi giậnNgười tiêm đủ vắc xin ở Mỹ bắt đầu nổi giận

TTO - Người đã tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ ở Mỹ ủng hộ các biện pháp đòi chứng minh đã tiêm vắc xin hoặc buộc tiêm vắc xin với người lao động.

Xem thêm: mth.95340522190801202-mal-ceiv-caoh-nix-cav-nohc-iahp-ym-iougn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người Mỹ phải chọn vắc xin hoặc việc làm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools