Bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình vận chuyển khép kín từ bếp ăn đến bệnh viện - Ảnh: HÀ THANH
Với 10.000 suất ăn có lẽ chưa thể thực sự đẩy lùi được COVID-19 như tên của chiến dịch, nhưng chúng mình mong muốn sẽ tạo ra động lực gì đó cho những người khác, các nhóm thiện nguyện khác sẽ thấy được và thay đổi theo. Không nhất thiết hoạt động từ thiện phải đối chọi, gây tổn hại đến môi trường, chúng ta có thể làm tốt được cả hai điều đó.
NGUYỄN HOÀNG THẢO - người truyền cảm hứng cho phong trào Zero Waste châu Á
Đại dịch COVID-19 xảy đến kèm theo gánh nặng lớn cho môi trường khi những suất ăn được gửi đến cho lực lượng tuyến đầu, cho bệnh nhân hoặc người trong khu cách ly đều được đựng trong hộp xốp, hộp nhựa.
"Trăn trở làm thế nào để kết hợp hoạt động thiện nguyện nhưng theo tiêu chí không tác động xấu đối với môi trường nên bọn mình đã chuyển sang hướng sử dụng bao bì dù có phải tiêu hủy cũng đỡ tổn hại đến môi trường nhất có thể" - chị Nguyễn Hoàng Thảo, người sáng lập Cộng đồng ẩm thực - tiêu dùng xanh, trăn trở.
Vậy là chị quyết định kêu gọi bạn bè, các nhà hảo tâm, cộng đồng tham gia chiến dịch "10.000 suất ăn đẩy lùi COVID-19" với mục tiêu là trong vòng 50 ngày sẽ mang đến 10.000 suất ăn thơm ngon, bổ dưỡng, đảm bảo tiêu chí xanh, sạch gửi tặng các y bác sĩ tuyến đầu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (cơ sở 2).
Thực đơn chính sẽ được lên theo tuần, như các món bò xốt vang, sườn nướng Nga, nấm kho tiêu, thịt quay giòn bì, bò hầm khoai, cánh gà chiên bơ tỏi, bò xốt tiêu đen - Ảnh: TỬ VĂN
Thay vì những phần cơm được đựng trong hộp nhựa, hộp xốp hay túi nilông, nhóm bạn đã kết nối được với đơn vị cung cấp hộp đựng bằng bã mía. Trong thời gian thực hiện chiến dịch, 10.000 suất ăn gửi tặng các y, bác sĩ sẽ được đựng hoàn toàn bằng hộp bã mía và đóng gói trong thùng giấy đảm bảo tiêu chí xanh, sạch.
Đồng thời, kết hợp với nhóm Bếp cơm nhà - cơm văn phòng online đảm nhận khâu chế biến thực phẩm, tuân thủ quy trình chế biến nghiêm ngặt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được vận hành khép kín (từ bếp chuyển thẳng đến bệnh viện) để hạn chế tiếp xúc nhất có thể.
Điều đặc biệt nhất của chiến dịch này là sử dụng các hộp đựng thức ăn bằng bã mía thay cho hộp xốp, hộp nhựa - Ảnh: HÀ THANH
Chị Thảo cho biết, thực đơn chính sẽ được lên theo tuần, chẳng hạn tuần này gồm có các món bò xốt vang, sườn nướng Nga, nấm kho tiêu, thịt quay giòn bì, bò hầm khoai, cánh gà chiên bơ tỏi, bò xốt tiêu đen…
Những ngày đầu giãn cách xã hội, rất khó để mua được nguyên vật liệu bởi cần thêm các thủ tục về giấy đi đường, làm việc với chính quyền địa phương để lo các thủ tục theo đúng quy định. Những ngày sau đó, các quy trình được vận hành trơn tru, phía bệnh viện cũng chủ động đưa xe đến nhận suất ăn.
Chị Thảo bộc bạch, gọi là suất ăn trưa nhưng thực ra chỉ có một số ít y bác sĩ, nhân viên y tế được ăn đúng giờ, còn lại hầu hết phải chạy đi chạy lại làm việc rất vất vả.
Sau khi bếp chế biến xong, phía bệnh viện sẽ đến nhận các suất ăn để đảm bảo hạn chế tiếp xúc - Ảnh: TỬ VĂN
"Suốt 2 năm qua, các y bác sĩ rất vất vả nên bọn mình nghĩ cứ làm được bao nhiêu chuyển đến y bác sĩ bấy nhiêu" - chị bày tỏ.
Nhận những suất ăn thơm ngon, phía bệnh viện đã gửi lời cảm ơn đến các bạn trẻ, các nhà hảo tâm đã tiếp thêm sức, sự sẻ chia chính là liều thuốc tinh thần giúp nhân viên y tế vững tin chiến đấu với đại dịch.
TTO - Nhận lệnh gấp rút trong đêm nhưng ai cũng hăng hái, quyết tâm lên đường. Và hôm nay 6-8, 100 y bác sĩ, học viên quân y đã rời thủ đô, lên đường vào miền Nam chống dịch.
Xem thêm: mth.24824252290801202-uad-neyut-is-cab-y-gnat-iug-hnax-na-taus-00001/nv.ertiout