KTSG số 33-2021: Tự chủ vaccin
Tòa soạn KTSG
(KTSG Online) – Trong tình hình dịch bệnh "dầu sôi lửa bỏng" hiện nay mà còn phải chờ đợi vaccin ngoại nhập một thời gian dài là khó lòng chấp nhận. Trong khi đó, vaccin Nanocovax đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Theo tác giả Nguyễn Vũ trên KTSG bản in sáng mai (11-8), cách tiếp cận tốt nhất là xem Nanocovax là một công trình chung của cả nước để mọi người cùng xăn tay áo đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm (bài Nanocovax hiệu quả đến đâu?).
Trên một bài viết khác có tựa đề Việt Nam và sản xuất vaccin phòng Covid, tác giả Trần Quốc Hùng cho rằng trước tình trạng phân phối vaccin rất không đồng đều trên thế giới (ở Việt Nam, chỉ mới 8,3% dân số được tiêm một liều và 0,9% được tiêm hai liều), thì Việt Nam cần phải nỗ lực tự sản xuất vaccin cho nhu cầu của mình.
Và một góc nhìn của nhà báo Tấn Đức trong vấn đề thúc đẩy tiêm chủng vaccin Covid-19 ở Việt Nam hiện nay: Chính phủ hoặc lãnh đạo các địa phương hãy “điều chuyển” những người có trách nhiệm ở đơn vị được phân bổ vaccin để tiêm cho người dân nhưng đã không hoàn thành trách nhiệm (bài Đừng điều chuyển vaccin, hãy điều chuyển người đứng đầu).
Số báo còn có nhiều bài viết góp ý giải bài toán thoát bão dịch đang bùng phát ở trong nước:
Sự chậm trễ không nên có (mục Ý kiến): Việc Bộ Y tế đang xem xét sớm cấp phép sử dụng remdesivir vào điều trị Covid-19 là niềm hy vọng lớn cho những bệnh nhân đang điều trị Covid-19. Tiếc là việc xem xét này hơi chậm, khi mà dịch bệnh đã tước đi sinh mạng gần 2.100 người, tính đến sáng ngày 4-8.
Chi ngân sách trong đại dịch: Tránh miễn, giảm thuế, phí đại trà (Phan Minh Ngọc): Hiện nay, tăng chi, tăng thâm hụt ngân sách là điều không thể tránh khỏi. Tuy vậy, cách chi thế nào cho hiệu quả và hợp lý là điều cần bàn.
Việt Nam có thể tăng chi bao nhiêu cho Covid-19 mà vẫn giữ ổn định kinh tế vĩ mô? (TS. Đinh Trường Hinh): Các phân tích cho thấy việc chuyển tiền mặt cho các hộ gia đình có thể được tăng gấp 15 lần, từ 0,2% GDP lên 3% GDP, mà vẫn không ảnh hưởng đến sự ổn định của kinh tế vĩ mô.
Đừng để nghẹn vì chốt kiểm soát (TS. Võ Đình Trí): Việc lưu thông thực phẩm tươi sống cả trong nội tỉnh lẫn liên tỉnh đều bị ảnh hưởng. Các quyết sách chống dịch cần có tầm và tâm để giảm bớt khó khăn và gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp.
Nghèo, di cư và dịch Covid - liệu có lối thoát? (Lê Anh Tuấn): Tháng 7-2021 đã chứng kiến cuộc tháo chạy của hàng ngàn người di cư nghèo mưu sinh ở TPHCM ngược trở về cố hương ở vùng châu thổ Cửu Long, Tây Nguyên và các vùng duyên hải miền Trung. Liệu có lối nào giúp họ thoát nghèo và an cư lạc nghiệp ở bản quán hay tại miền đất mới?
Các đề tài kinh tế - xã hội theo dòng sự:
VN-Index sẽ sớm gặp áp lực “rung lắc”? (Thanh Thủy): Trong tuần giao dịch mới, VN-Index được dự báo sẽ “rung lắc” khi tiến vào vùng kháng cự quanh 1.350 điểm. Thanh khoản cũng là yếu tố được quan sát kỹ để đánh giá sức mạnh của dòng tiền vào thị trường.
Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quí 2: Phục hồi mạnh so với nền thấp của cùng kỳ (Linh Trang): Kết quả kinh doanh quí 2 của hầu hết các doanh nghiệp lớn, ngoại trừ ngành du lịch - giải trí, ô tô và phụ tùng bị sụt giảm, còn lại đều ghi nhận tăng trưởng tốt về lợi nhuận.
Dự phòng rủi ro tín dụng và câu chuyện… lợi nhuận để dành (Tuệ Nhiên): Nguy cơ nợ xấu gia tăng, thử tìm hiểu cơ chế trích lập dự phòng của các ngân hàng trong bối cảnh hiện nay.
Hạ dự trữ bắt buộc trong xu thế thắt chặt tiền tệ (Phạm Long): Hạ dự trữ bắt buộc đồng nghĩa với tiền được bơm ra thị trường, trong khi tín dụng vẫn đang bị giới hạn tăng trưởng. Điều này có thể thúc đẩy giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ chi phí vốn cho nền kinh tế bước qua đại dịch.
Tác động của đợt phân bổ 456 tỉ SDR của IMF lên Việt Nam (Thanh Đào): Nhờ có số tiền này, Việt Nam có thể tăng thâm hụt thương mại thêm 1,56 tỉ đô la Mỹ hoặc tăng thâm hụt ngân sách thêm khoảng 35.000 tỉ đồng mà không sợ tăng áp lực lên tỷ giá. Hoặc cũng có thể dùng số tiền này trả nợ gốc/lãi hay đảm bảo nghĩa vụ của mình với các nước thành viên khác hoặc với IMF.
Hỏa mù (Nguyễn Phán): Chính quyền có thể điều khiển dòng tiền mà họ muốn bơm vào nền kinh tế, nhưng chính quyền không thể kiểm soát dòng tiền mà khối tư nhân lưu thông trong nền kinh tế.
Cát Lái nghẽn, xuất nhập khẩu sẽ bị tổn thương (Trung Tuân): Cát Lái gián đoạn hoạt động kéo theo sự trì trệ sản xuất, ách tắc lưu thông hàng hóa, tăng chi phí logistics cho doanh nghiệp và kéo giảm tốc độ phục hồi kinh tế.
Từ “3 tại chỗ” nghĩ đến chính sách khuyến khích làm ký túc xá cho công nhân (Song Nghi): Ngoài việc không kham nổi chi phí phát sinh, vướng mắc lớn khiến mô hình sản xuất “3 tại chỗ” gần như phá sản nằm ở quy định “ở tại chỗ”.
Ba kịch bản “cùng khổ” của doanh nghiệp và người lao động (LS. Hồ Thị Trâm – LS. Đỗ Đình Lâm - Võ Trần Hoàng Sa): Cận cảnh khó khăn của người lao động và doanh nghiệp đi cùng các kịch bản: khi doanh nghiệp phá sản, khi doanh nghiệp giải thể, khi doanh nghiệp “bán mình”.
Chiếc “phao” hoãn hợp đồng lao động (Trần Thị Hương): Thay vì đưa ra những quyết định cắt giảm nhân sự tiêu cực trong lúc bí bách vì Covid-19, doanh nghiệp có thể chọn giải pháp giúp hạn chế tổn thất và nguy cơ về lâu dài, đó là thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Cần có giải pháp phục hồi sản xuất kinh doanh ngay từ bây giờ (Diệp Thành Kiệt): Đã đến lúc cần bình tĩnh tìm ra những giải pháp hợp lý hơn trên phạm vi cả nước hay thấp hơn là cho một số vùng kinh tế có tính liên kết nhằm phục hồi sản xuất kinh doanh.
Bảy kỹ năng cần có khi làm việc tại nhà mùa dịch (ThS. Nguyễn Thị Hồng Ngọc – TS. Ngô Công Trường): Các kỹ năng đó là: tổ chức và sắp xếp, quản lý thời gian, truyền thông giao tiếp, làm việc độc lập, sử dụng các nền tảng công nghệ, vượt qua căng thẳng và tự động viên, quản trị sự thay đổi.
Xôm tụ “chợ huyện online” (Minh Duy): Khi siêu thị, kênh online của siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi... thất thủ vì hàng hóa hoặc không giao được đến tay người mua hoặc cạn nguồn, thì những fanpage cộng đồng dân cư xã phường xuất hiện như những “chợ huyện online”.
Nên có gói hỗ trợ về giáo dục (TS. Phạm Thị Thanh Xuân – ThS. Huỳnh Thị Ngọc Lý): Chuyển đổi sang học trực tuyến, chi phí giáo dục không giảm mà còn tăng thêm. Ngoài sách giáo khoa, tập vở, dụng cụ học tập, nhu cầu học trực tuyến còn đòi hỏi những thiết bị công nghệ hỗ trợ…
“Không thể chấp nhận”, rồi sao nữa? (Đoàn Khắc Xuyên): Cán bộ chơi golf lậu bất chấp chỉ thị phòng chống dịch bệnh là “không thể chấp nhận”. Nhưng người ta rất sợ những câu nói như vậy chỉ để cho qua và cán bộ như thế vẫn cứ còn đó.
Văn hóa người viết, nhìn từ truyền thông thể thao (Nguyễn Vũ Mộc Thiêng): Người có điều kiện dùng phương tiện truyền thông áp đặt một kiểu dư luận gây tổn thương người khác, về mặt đạo đức nghề nghiệp, là có vấn đề.
Nhớ món ăn quen, nhớ ly chè thơm (Nguyễn An Nam): Những menu tưng bừng món ngon mà nhóm bạn liệt kê trên màn hình, giờ đây, làm cho bạn bè nhớ Sài Gòn da diết!
Nghịch thường chuyện chặt cây hái trái (Huỳnh Văn Mỹ): Những rừng cây ươi bay Tây Nguyên đang trong cơn thảm nạn.
Lang thang trên sông Sài Gòn (Thanh Thảo): Thèm cảm giác đi trên sông nước khiến mình hạnh phúc đến ngẩn ngơ. Thành phố nào có dòng sông chảy ở giữa hay bên cạnh mình là thành phố hạnh phúc. Vấn đề là có biết tận dụng niềm hạnh phúc ấy hay không.
Mục Sức khỏe: Xoa dịu cơn gút cấp giữa dịch (BS. Trần Thị Thanh Tú).
Trang Kinh tế thế giới:
Biến thể Delta liệu có ảnh hưởng đến triển vọng phục hồi ngành du lịch? (Lạc Diệp): Các hãng hàng không, công ty du lịch, khách sạn và du thuyền đang phải đối mặt với nhiều thách thức do sự gia tăng số ca lây nhiễm Covid-19 mới, liên quan đến biến thể Delta.
Ở Mỹ doanh nghiệp không dễ buộc nhân viên tiêm ngừa Covid-19 (Song Thanh): Doanh nghiệp ở Mỹ áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để gia tăng số lượng nhân viên tiêm vaccin, song không dễ dùng biện pháp ép buộc.
Muốn sống lâu, hãy để điện thoại xuống (Nguyễn Vũ): Theo một bài báo trên New York Times, dùng điện thoại càng nhiều, cơ thể càng sản sinh ra một loại hormone gây stress, ảnh hưởng lên sức khỏe trong dài hạn.
Mời bạn đọc đón xem!
Xem thêm: lmth.niccav-uhc-ut-1202-33-os-gstk/253913/nv.semitnogiaseht.www