vĐồng tin tức tài chính 365

Dịch bệnh bùng phát, doanh nghiệp làm thế nào để tiếp cận dịch vụ ngân hàng?

2021-08-11 18:34

Mở tài khoản bằng eKYC: Phương thức "quý hơn vàng"

Theo các chuyên gia tài chính, eKYC (electronic Know Your Customer) được hiểu là "Định danh khách hàng trực tuyến". Dịch vụ này dựa trên quy trình KYC của ngân hàng với sự hỗ trợ từ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để nhận diện và kiểm tra thông tin trên giấy tờ khách hàng. Như vậy, khách hàng hoàn toàn có thể tự mình thực hiện quy trình định danh ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, không bị phụ thuộc vào các yếu tố không gian, thời gian.

Trong lĩnh vực tài chính, eKYC thường được áp dụng nhiều nhất cho khách hàng cá nhân mở tài khoản giao dịch. Tuy nhiên hiện nay, một số nhà băng đã cải thiện quy trình áp dụng eKYC cho cả khách hàng doanh nghiệp, vốn là đối tượng phải thực hiện thủ tục phức tạp hơn so với cá nhân, qua đó, tạo tiện ích tối đa cho hoạt động giao dịch.

Dịch bệnh bùng phát, doanh nghiệp làm thế nào để tiếp cận dịch vụ ngân hàng? - Ảnh 1.

Doanh nghiệp giờ đây có thể sử dụng eKYC để tiếp cận các dịch vụ ngân hàng.

Chị Hoàng Oanh (GĐ chuỗi cửa hàng thảo dược tại huyện Mang Yang, Gia Lai) tâm sự, trước đây chị khởi nghiệp bằng buôn bán nhỏ lẻ trong phạm vi gia đình nên không nghĩ đến lập tài khoản doanh nghiệp. Tuy nhiên sau này ăn nên làm ra, quy mô mở rộng khắp huyện thì chị phải tuân theo quy định của Nhà nước về tài chính doanh nghiệp SME.

"Tôi đã đăng ký kinh doanh với Sở Công thương rồi, đang tính lên ngân hàng thì dịch bệnh bùng phát. Chi nhánh cách nhà những 20km, rồi chốt kiểm dịch trên đường nữa nên tôi không dám đi đâu. Thật may có người thân làm ở VPBank tư vấn về mở tài khoản doanh nghiệp online nên mình gọi con gái làm hộ luôn. Chị vài chục phút là có tài khoản rồi. Thật sự tôi rất vui và bất ngờ".

Chị Oanh chia sẻ thêm, chỉ cần ngồi tại nhà, truy cập vào địa chỉ website: https://smeconnect.vpbank.com.vn/tai-khoan-doanh-nghiep/ekyc trên máy tính, thực hiện theo 4 bước như tải hồ sơ, xác thực danh tính, ký chữ ký số theo chỉ dẫn là đã sở hữu liền một tài khoản và có thể giao dịch ngay với tổng hạn mức lên đến 900 triệu đồng/ngày.

Giải pháp mới này của VPBank đang được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao bởi sự kịp thời, thiết thực khi có mặt đúng lúc để hỗ trợ cộng đồng SME khắp cả nước. Ngoài chị Oanh, rất nhiều SME khác tại các địa phương đang bị phong tỏa như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,… đã sử dụng dịch vụ, nhờ đó vừa tiết kiệm tiền bạc, thời gian mà quan trọng hơn là không phải đi lại, giảm nguy cơ tiếp xúc, bảo vệ bản thân trong thời điểm Covid-19 bùng phát và ngày càng diễn biến phức tạp.

Doanh nghiệp được vay và giải ngân tức thì

Không chỉ mang đến cho khách hàng "giấy phép thông hành" để giao dịch tài chính nhanh chóng bằng eKYC, VPBank còn hỗ trợ tài chính cho những doanh nghiệp có nhu cầu.

Đây được coi là bước đi mạnh mẽ và đột phá mới của VPBank trên thị trường khi doanh nghiệp không phải chuẩn bị những bộ hồ sơ bản cứng, không phải di chuyển và tiếp xúc đầy rủi ro mà tất cả quy trình được diễn ra trực tuyến 100% với tốc độ xử lý nhanh chóng, đúng theo phương châm "ngồi tại chỗ nhận được tiền" .

Những SME đã có lịch sử giao dịch tín dụng tốt tại VPBank sẽ được cấp hạn mức vay tín chấp theo hình thức thấu chi, không cần tài sản đảm bảo. Khách hàng muốn nhận vốn chỉ cần truy cập đường link https://smeconnect.vpbank.com.vn/giaingan và hoàn thiện 04 bước kê khai, hồ sơ được duyệt online hoàn toàn.

Còn với những doanh nghiệp đã được VPBank đồng ý cấp tín dụng cũng chỉ cần đăng nhập vào website https://smeconnect.vpbank.com.vn/giaingan và làm theo chỉ dẫn cụ thể, khoản vay sẽ được giải ngân ngay mà không cần gặp cán bộ ngân hàng.

"Với tốc độ xử lý vốn nhanh chóng thế này, chúng tôi hứa hẹn sẽ giúp SME nhanh chóng có ngay chi phí, tối ưu thời gian để xử lý các vấn đề cấp bách trước mắt như trả tiền hàng hóa, trả lương cho nhân viên, mua sắm vật dụng hay thanh toán tiền thuê mặt bằng. Doanh nghiệp còn có thể tự tính số tiền lãi dự kiến phải trả của mình theo lãi suất và thời gian sử dụng thông qua bảng tính lãi của VPBank ngay trên đường link đăng ký", đại diện khối SME VPBank cho biết.

Tính đến hết tháng 7/2021, đã có khoảng 550 khách hàng được VPBank giải ngân bằng hình thức trực tuyến, hơn 600 khách hàng được cấp hạn mức thấu chi không cần tài sản đảm bảo và hơn 2.000 khách hàng mới đăng ký mở tài khoản eKYC.

Ngoài ra được biết, VPBank đang triển khai dịch vụ phát hành thư tín dụng (L/C) online dành cho doanh nghiệp nhập khẩu và mua hàng trong nước cũng như dịch vụ chuyển tiền quốc tế online giúp doanh nghiệp duy trì giao dịch toàn cầu mà không lo ách tắc bởi Covid.

Với tư cách là ngân hàng đầu tiên và duy nhất tiên phong áp dụng công nghệ số hiện đại cho SME, VPBank hy vọng SME trên cả nước sẽ được tiếp cận với các sản phẩm - dịch vụ ưu việt qua phương thức online. Thời gian tới đây, VPBank sẽ còn có nhiều cải tiến số hóa khác về mặt quy trình để nâng cao trải nghiệm khách hàng một cách toàn diện.

Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Xem thêm: nhc.45373717111801202-gnah-nagn-uv-hcid-nac-peit-ed-oan-eht-mal-peihgn-hnaod-tahp-gnub-hneb-hcid/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dịch bệnh bùng phát, doanh nghiệp làm thế nào để tiếp cận dịch vụ ngân hàng?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools