vĐồng tin tức tài chính 365

Chi phí vận tải quá cao "bóp nghẹt" xuất khẩu nông sản

2021-08-12 16:32

Cước phí vận tải tàu biển tăng cao đang, "phụ phí" để có được container rỗng đang là “nút thắt” lớn gây khó khăn cho xuất khẩu nông sản.

Tàu vận tải và container không thiếu, cước phí vẫn cao

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hầu như các thương nhân e ngại việc ký kết hợp đồng mới do tình trạng ách tắc trong lưu thông và giao nhận tại các cảng biển. Tình trạng này nếu tiếp diễn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch ngành và nguy cơ mất thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường truyền thống như Philippines, Trung Quốc, Malaysia vào các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ.

Bên cạnh vấn đề thực hiện giãn cách, vấn đề cước phí vận tải tàu biển đang là “nút thắt” lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu.

“Đơn hàng xuất khẩu vẫn có, nhưng cước vận chuyển quá cao nên người mua và người bán vẫn không dám ký kết” – ông Phạm Thái Bình – Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An chia sẻ với PV Lao Động.

Nhiều doanh nhân trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng cho biết: Cước vận tải thời gian gần đây tăng vô tội vạ, 500- 1000 USD/lần điều chỉnh, thậm chí tăng đột biến đến 2.000- 3.000 USD/lần khiến nhiều doanh nghiệp không thể “trở tay”.

Trị giá lô hàng xuất khẩu nông sản không lớn như những mặt hàng khác, sự tăng giá vô lý của các chủ tàu khiến nhiều doanh nghiệp có đơn hàng cũng đành ngậm ngùi để mất, không dám đặt bút ký.

Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp không đáp ứng được về volume (trọng lượng hàng hoá) nên không thể ký được trực tiếp với chủ hãng tàu, phải “chạy vòng” qua các forwarder (nhà cung cấp dịch vụ logistics thuộc bên thứ 3 - PV). Điều này khiến mỗi container hàng hóa sang Mỹ bị “đội" lên tới 15.000, thậm chí 18.000 USD/container.

"Thực tế container và tàu không khan hiếm đến như vậy, các hãng tàu "bắt tay" nhau để tăng giá vì họ độc quyền" - một doanh nhân xuất khẩu gạo (đề nghị không nêu tên) khẳng định.

Mới đây, chia sẻ tại diễn đàn “Kết nối cung cầu sản phẩm trồng trọt trong điều kiện giãn cách phòng, chống COVID-19”, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Vina T&T Group, cho biết: Giá cước vận chuyển container đi Mỹ hiện là 9.600 USD/container (40 feet), tăng gấp 5 lần so với thời điểm trước dịch. Thậm chí chi phí logistics đi TP.New York lập đỉnh mức 18.000 – 19.000 USD/container, tăng gấp 10 lần so với thời điểm trước dịch.

Ý kiến của nhiều doanh nghiệp cũng cho biết, tình trạng phải trả thêm "phụ phí" để lấy được container đang là vấn đề không hiếm, ăn mòn vào lợi nhuận của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp đã khó khăn, mệt mỏi vì dịch bệnh COVID-19 càng mệt mỏi, khó khăn hơn.

Đề nghị công khai giá cước vận chuyển

Trước tình trạng xuất khẩu gạo đang gặp nhiều khó khăn do thực hiện giãn cách và do giá cước tàu biển, container tăng cao bất hợp lý, VFA đã có văn bản trình Chính phủ đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp gỡ những nút thắt này.

VFA đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, cụ thể là Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp Bộ Công Thương yêu cầu các hãng tàu, các doanh nghiệp kinh doanh ngành logistics phải công khai, minh bạch về giá cước vận chuyển container cũng như có sự điều chỉnh giá cước vận chuyển về mức hợp lý để tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp được thuận lợi hơn giữa bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hoành hành.

Theo ông Nguyễn Trung Kiên - Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký VFA, cho biết, thực tế từ những tháng cuối năm 2020 cho đến nay, đây là vấn đề đã được VFA cũng như các Hiệp hội ngành hàng khác kiến nghị rất nhiều lần lên các cơ quan chức năng có liên quan. Tuy nhiên, đến thời điểm này tình hình vẫn không được cải thiện và ngày càng phức tạp hơn.

Xem thêm: odl.831149-nas-gnon-uahk-taux-tehgn-pob-oac-auq-iat-nav-ihp-ihc/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chi phí vận tải quá cao "bóp nghẹt" xuất khẩu nông sản”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools