vĐồng tin tức tài chính 365

Giao quyền cho các địa phương

2021-08-13 04:48

Theo Bộ Y tế, trong đợt dịch tại Bắc Giang và Bắc Ninh, mô hình sản xuất "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường, 2 điểm đến" được áp dụng thành công. Tuy nhiên, thời gian qua, một số địa phương áp dụng mô hình phòng chống dịch tương tự chưa thực sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do vậy, để các địa phương, doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất - kinh doanh, khu công nghiệp chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bảo đảm sản xuất - kinh doanh, đề nghị UBND các tỉnh, thành hướng dẫn các đơn vị tự xây dựng kế hoạch và phương án phòng chống dịch trên hướng dẫn chung của Bộ Y tế và phù hợp tình hình dịch tại địa phương.

Bộ Y tế cũng nhấn mạnh UBND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát việc xây dựng kế hoạch và triển khai phòng chống dịch tại các đơn vị tránh chồng chéo (không để xảy ra tình trạng nhiều đơn vị chức năng kiểm tra một DN/cơ sở sản xuất - kinh doanh) để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả, bảo đảm hỗ trợ các đơn vị trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Sở Y tế các địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị thực hiện xét nghiệm sàng lọc và định kỳ đối với người lao động, trong đó xét nghiệm sàng lọc hằng tuần ít nhất cho 20% người lao động bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp hoặc test kháng nguyên nhanh khi đơn vị chưa có ca F0, áp dụng xét nghiệm ít nhất 50% người lao động khi có ca dương tính. Việc vận chuyển hàng hóa, cần bảo đảm an toàn theo Công văn 5737 và 5886 của Bộ Y tế như chấp nhận kết quả test nhanh trong vòng 72 giờ, không dừng xe đã có mã QR kiểm tra… để không gây ùn tắc và tạo điều kiện cho đơn vị vận chuyển hàng hóa.

Về phía Bộ Công Thương, cơ quan này cũng thừa nhận mô hình sản xuất "3 tại chỗ" sau một thời gian triển khai đã bộc lộ một số bất cập nhất định. Nhiều DN tại các địa phương - đặc biệt là các tỉnh, thành khu vực phía Nam - đã phải đóng cửa do không áp dụng được phương án này. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chỉ rõ tại Bắc Ninh và Bắc Giang, đặc điểm các khu công nghiệp ở đây thường ít công nhân hơn so với khu vực phía Nam, nhiều nơi có những khu công nghiệp có tới hàng ngàn hay chục ngàn công nhân. Hơn nữa, không như ở miền Bắc, người lao động khu vực phía Nam thường đến từ rất nhiều tỉnh, thành. Vì vậy, nếu yêu cầu người lao động ở tại chỗ quá lâu cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, nhiều người không thể ở một chỗ lâu được mà muốn về thăm nhà. Chính vì vậy, quy định cần phải phù hợp để có thể vừa chống dịch vừa tiếp tục sản xuất.

Để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất - kinh doanh đối với các DN khu vực phía Nam, Tây Nguyên đang áp dụng Chỉ thị 16, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên kiến nghị Chính phủ hỗ trợ DN áp dụng ngay các biện pháp, khử khuẩn thường xuyên cơ sở sản xuất, tổ chức giãn cách người lao động trong các dây chuyền sản xuất.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng nhất trí cần ưu tiên tiêm đủ 2 liều vắc-xin cho người lao động, xét nghiệm định kỳ, thường xuyên cho người lao động, nhất là lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu vực dịch vụ, vận chuyển hàng hóa. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng kiến nghị Chính phủ xem xét cho phép các DN, nhà máy chủ động quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh cùng với việc tuân thủ yêu cầu chống dịch trong nhà máy theo bộ quy tắc với các tiêu chí an toàn mà liên Bộ Công Thương - Y tế đã ban hành. Đồng thời, vận dụng linh hoạt, phù hợp mô hình "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường 2 điểm đến" để duy trì sản xuất - kinh doanh.

Xem thêm: mth.9314541221801202-gnouhp-aid-cac-ohc-neyuq-oaig/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giao quyền cho các địa phương”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools