Trong các thế giới ảo như Decentraland, quần áo cho hình đại diện có thể được mua và bán thông qua các mã thông báo không thể thay thế (NFT). Những cuộc mua bán đó diễn ra hàng ngày, với giá trị hơn 100 USD cho một giao dịch.
Hiroto Kai thiết kế quần áo ảo, nhưng lại bán lấy tiền thật. "Đây là cách mới để thể hiện bản thân và là nghệ thuật sống", anh Hiroto Kai, nghệ sĩ kỹ thuật số, chia sẻ.
Chàng trai trẻ 23 tuổi này lấy cảm hứng từ Nhật Bản để thiết kế các sản phẩm thời trang của mình. Mỗi bộ Kimono có giá khoảng 140 USD, hơn 3 triệu đồng. Các sản phẩm được bán dưới dạng NFT, trên thế giới ảo Decentraland - một nền tảng cho phép người dùng có thể tự may và bán quần áo cho avatar - hiện thân ảo để mặc trên trang web.
Anh cho biết mình đã kiếm được 15.000 - 20.000 chỉ trong 3 tuần. Con số này tương đương khoản tiền anh kiếm được trong 1 năm hồi còn làm tại một cửa hàng âm nhạc. Do đó, Hiroto Kai quyết định trở thành nhà thiết kế toàn thời gian.
Bộ Kimono ảo của Hiroto Kai. (Ảnh: Daily Sabah)
"Lúc mới đăng, tôi chỉ muốn xem mọi người phản ứng như thế nào. Ai ngờ mọi thứ cứ thế phất lên. Người thì muốn biến thành chiến binh, người thì muốn trang bị thêm đao, gươm trên thế giới ảo. Họ đều muốn cảm giác phải khác biệt", anh Hiroto Kai cho biết.
Riêng tại Decentraland, doanh số bán "thời trang ảo" đạt tổng cộng 750.000 USD trong nửa đầu năm 2021, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2020. Số liệu từ trang web theo dõi thị trường NFT - NonFungible.com.
Xu hướng mua quần áo "không có thực" đang ngày càng trở nên thịnh hành. Anh Chris Le là đồng sáng lập kiêm giám đốc sáng tạo của công ty giày thể thao ảo. Giày thiết kế của Chris có thể "được mang" trên thế giới ảo, hoặc trên các mạng xã hội thông qua bộ lọc của Snapchat.
"Bạn phải làm quen với cuộc sống của thế hệ trẻ. Đừng để bị bó buộc trong những giới hạn của không gian vật lý. Tất cả những bạn trẻ Thế hệ Z đều quá quen với các thể loại trò chơi điện tử, họ muốn thể hiện mình trên đây. Vì vậy, thương hiệu như của chúng tôi có thể trở nên nổi bật để phục vụ cho thị trường ngách đó", anh Chris Le, đồng sáng lập công ty giày thể thao ảo RTFKT, cho hay.
Công ty này đã đạt doanh thu 7 triệu USD. Những đôi sneakers phiên bản giới của hãng được bán đấu giá với con số 10.000 - 60.000 USD. Phần lớn khách hàng ở độ tuổi 20 và 30. Ngoài ra, hãng cũng có người tiêu dùng ở độ tuổi 15.
Nhiều thương hiệu thời trang sang trọng như Louis Vuitton, Burberry và Gucci cũng nhanh chóng nắm bắt xu hướng này và tung ra các sản phẩm trò chơi cho phép người dùng có thể thu thập NFT hoặc tạo ra các phụ kiện NFT.
VTV.vn - Tại Trung Quốc, các nhân vật nổi tiếng ảo được tạo ra bằng công nghệ máy tính đang ngày càng thu hút nhiều sự chú ý, đặc biệt là từ giới trẻ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.91335306131801202-oa-gnart-ioht-hnaod-hnik-gnouh-ux-or-on/et-hnik/nv.vtv