vĐồng tin tức tài chính 365

Trăn trở câu chuyện COVID-19 và ung thư

2021-08-14 14:09
Trăn trở câu chuyện COVID-19 và ung thư - Ảnh 1.

TS Trịnh Vạn Ngữ trong phòng nghiên cứu tại Hàn Quốc - Ảnh: NG.TRINH

Bận rộn với việc nghiên cứu, bạn vẫn sắp xếp tham gia hoạt động cộng đồng và là tác giả một số đầu sách, bài báo công bố quốc tế liên quan đến ung thư...

Tìm phương pháp học hiệu quả

"Tôi trưởng thành từ một ngôi trường làng thuộc tỉnh Lâm Đồng. Khoảng thời gian theo học Trường trung học Di Linh với tôi rất đẹp và ý nghĩa vì thầy cô khơi gợi niềm đam mê ở các môn học với đám học trò tỉnh lẻ. 

Và vì thời thơ ấu gắn với nông thôn nên những con đường ngập tràn hoa dã quỳ vàng rực, mùi cà phê thơm phức... luôn in sâu trong tâm trí tôi", nhà nghiên cứu trẻ vốn rất kiệm lời bộc bạch.

Ít ở cạnh cha mẹ từ thời phổ thông do trường xa nhà, Vạn Ngữ cho biết bạn sớm học được cách sống, học tập độc lập. Dẫu vậy, bạn thừa nhận những tháng ngày đầu thời học đại học ở TP.HCM không suôn sẻ.

"Lãng phí thời gian, xao nhãng việc học ở năm đầu tiên thời đại học là một bài học "đắt giá" nhất với tôi. Có lẽ đây là điều nhiều bạn từ những vùng miền khác "chân ướt chân ráo" vào TP.HCM trọ học cũng gặp phải. 

Tôi từng mất đi nhiều kiến thức bổ ích, phải tốn khoảng thời gian đáng kể để lấy lại chúng và tìm ra phương pháp học tập hiệu quả hơn", bạn nhớ lại.

Khoảng thời gian còn lại ở ngôi Trường đại học Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), Vạn Ngữ nỗ lực tối đa và lấy lại phong độ học tập, giành được nhiều thành tích tốt. 

Nói về người thầy có ảnh hưởng nhất với mình, bạn cho biết đó là thầy Phan Kim Ngọc, nguyên trưởng phòng thí nghiệm tế bào gốc của trường.

"Thầy cũng là một trong những người gầy dựng nên phòng thí nghiệm tế bào gốc đầu tiên tại Việt Nam, luôn tâm huyết và truyền động lực, truyền niềm đam mê học hỏi và sống tử tế cho nhiều thế hệ trẻ", bạn nói.

Rời giảng đường tại Việt Nam, Vạn Ngữ sau đó qua xứ sở kim chi để lấy bằng tiến sĩ. Bạn tiếp tục ở lại làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu khoa học y sinh Soon Chun Hyang, hướng đi của bạn là tìm hiểu về cơ chế di căn của tế bào ung thư vú.

Miệt mài tìm hiểu về ung thư

"Khối u thực chất chứa nhiều loại tế bào với đặc tính rất khác nhau và đặc tính của tế bào ung thư là khá biến động, do đó tế bào ung thư có thể di căn qua nhiều cách khác nhau. 

Nghiên cứu của tôi tập trung vào vai trò các cụm tế bào ung thư từ khối u, các cụm tế bào này di chuyển trong dòng máu và cho thấy khả năng gây di căn cao cũng như tiên lượng xấu cho bệnh nhân. 

Chúng tôi cũng đang cố gắng phát triển các hướng ứng dụng dùng trong chẩn đoán hay phát triển các đích phân tử trong liệu pháp trúng đích nhằm vào các tế bào ung thư này", Vạn Ngữ phân tích. Và bạn cũng cho biết mình rất trăn trở khi số lượng người bị ung thư trong nước ngày càng nhiều, trẻ hóa.

Chính vì vậy dù bận rộn với việc nghiên cứu, bạn vẫn dành thời gian tham gia Ruy Băng Tím, một tổ chức uy tín do các bác sĩ, nhà khoa học trẻ người Việt khắp năm châu sáng lập năm 2015 với mục tiêu cung cấp thông tin phản biện, chính xác về ung thư.

"Việc nghiên cứu và phổ cập kiến thức về y sinh, ung thư cho số đông là điều không dễ dàng, cần sự chung tay của nhiều người. Tôi mong muốn được góp phần nhỏ giúp những kiến thức đó được truyền tải đúng đến mọi người", Vạn Ngữ nói về việc tham gia viết bộ sách Ung thư - tin đồn và sự thật (gồm 2 cuốn "Phòng ngừa ung thư - thế nào mới đúng?" và "Điều trị ung thư - Thực tại và tương lai").

Vạn Ngữ cho biết hiện có không ít nỗi lo, tin đồn về việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân ung thư trong đại dịch COVID-19.

Và đây cũng là chủ đề bạn và nhóm nghiên cứu rất quan tâm, nỗ lực giải đáp những ngày qua. "Một trong những thắc mắc phổ biến nhất là bệnh nhân đang trong quá trình chữa trị ung thư có nên tiêm vắc xin?", bạn chia sẻ.

Với câu hỏi này, Vạn Ngữ cho biết hầu hết bệnh nhân ung thư, tiền sử mắc ung thư là những đối tượng nên tiêm vắc xin, vì nguy cơ biến chứng sẽ cao khi nhiễm bệnh.

Tuy nhiên trong hoàn cảnh dịch COVID-19 đang chuyển biến khó lường, người mắc ung thư giai đoạn cuối đang trong quá trình điều trị hoặc người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trước khi tiếp tục điều trị nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nghiên cứu sinh trẻ nuôi dưỡng đam mê khoa họcNghiên cứu sinh trẻ nuôi dưỡng đam mê khoa học

TTO - Diễn đàn khoa học quốc tế Heidelberg Laureate Forum 2018 vừa diễn ra tại thành phố Heidelberg (Đức) với hơn 200 nghiên cứu sinh trẻ trong lĩnh vực toán học và khoa học máy tính đến từ 16 quốc gia.

Xem thêm: mth.97622150231801202-uht-gnu-av-91-divoc-neyuhc-uac-ort-nart/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trăn trở câu chuyện COVID-19 và ung thư”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools