vĐồng tin tức tài chính 365

Khó tin mà có thật khi làm việc ở nhà: Dễ bị kiệt sức

2021-08-15 06:37
Khó tin mà có thật khi làm việc ở nhà: Dễ bị kiệt sức - Ảnh 1.

Họp và làm việc trực tuyến quá lâu cũng dễ bị kiệt sức - Ảnh: KHÔI NGUYÊN

Ngày qua ngày dán mắt trước màn hình máy tính, bạn có thấy ngán khi nhìn hình ảnh mình trên Zoom, Google Meet...? Bạn có thấy kiệt quệ sức sáng tạo, chai sạn cảm xúc, tuột hứng thú khi làm việc ở nhà quá lâu?

Tôi vẫn đang trải qua những ngày căng thẳng với bao nhiêu cuộc họp chuẩn bị cho những sự kiện kiêm nhiều vai trò, không ít những buổi học trực tuyến, sinh hoạt tâm lý, tất cả đều trên máy tính. Đúng một tuần, không ngày nào được rời cái máy tính và chiếc điện thoại. Ơn trời! Tôi đã rút được nhiều bài học và học nhiều kiến thức quan trọng trong việc làm sao để mình không bị kiệt sức khi làm việc trực tuyến mùa dịch.

Mang núi việc về nhà

Chỗ tôi ngủ và nơi tôi làm việc chỉ cách 2 bước chân. Tôi chỉ làm việc ở chính cái bàn này hoặc một cái bàn dã chiến khác là chiếc sofa. Tôi tuyệt đối không mang điện thoại hay laptop đến nơi để ngủ nghỉ. Sự tách biệt này giúp trí não và cơ thể tôi biết rằng lúc nào làm việc lúc nào được phép nghỉ ngơi, giúp tôi tránh bị rơi vào tình trạng trì trệ, nằm mãi không muốn dậy hay làm mãi mà quên ăn uống.

Một nhà thiết kế tôi quen có một mẹo nhỏ rất hay là anh thường tắm, thay quần áo mới, xịt một chút nước hoa rồi mới ngồi vào bàn dù là dạy học online, anh vẫn nói cho người tham dự biết rằng anh đang "thơm" vì họ. 

Tôi được anh truyền cảm hứng nên thay vì chỉ sử dụng một bộ quần áo suốt cả ngày, từ ngủ tới ăn rồi sàng qua làm luôn, tôi luôn sửa soạn cho mình một tâm thái chỉn chu với một bộ trang phục như đi làm. Không cần quá chải chuốt nhưng cần có sự đổi gió để cơ thể và não bộ cũng như cảm xúc của mình được điều chỉnh. Vẫn giữ đúng giờ hệt như những ngày tất bật thức dậy mỗi sáng, vội vàng ăn sáng, lao ra đường với bao công việc của một ngày rồi cảm thấy an tâm khi được trở về nhà là vô cùng cần thiết với tôi.

Tôi không phải đi làm tám tiếng một ngày ở văn phòng, nhưng kể từ khi phải làm việc hoàn toàn tại nhà vào giữa tháng 5-2021, tôi bỗng nhìn thấy được nhu cầu được duy trì nhịp độ làm việc của một viên chức. Nó cho phép tôi ngủ đúng giờ, thức dậy sớm, chăm sóc cơ thể bằng nước ấm, các động tác massage, kéo giãn rồi đến ăn sáng và kết thúc phiên làm việc trước 12h để chuẩn bị và ăn bữa trưa. 

Tôi đặt đồng hồ báo thức mỗi 25 phút nhằm nhắc nhở tôi đứng lên rót nước, hít thở vài hơi sâu, nhìn cây ngắm nắng chừng vài ba phút để giảm sự căng cơ ở vùng vai gáy, cho mắt được nghỉ ngơi một chút. Cứ ba lần chuông reo là hoàn thành xong một việc gì đó quan trọng hoặc khó nhằn, còn dễ dàng thì xong luôn.

Họp vừa đủ và... chơi nhiều hơn

Em trai tôi có nhiều ngày được chơi game thỏa thuê vì không phải bàn chiến lược, thay đổi kế hoạch triền miên nhưng lại có những ngày họp từ sáng tới khuya, xuyên cả giờ cơm trưa. Điều này có thể là bình thường với dân làm các công ty cung cấp dịch vụ và giải pháp quảng cáo, nhưng đây rõ ràng là nhịp làm việc bất thường, có khả năng khiến nhân viên làm việc quá giờ mà dẫn tới căng thẳng và kiệt sức.

Bạn thân tôi, giảng viên một trường đại học, bỗng trở nên bận rộn gấp đôi so với thời còn sáng chiều lên trường. Cô ấy dùng hết thời gian một ngày, kể cả cuối tuần, để giảng bài chính khóa cho lớp này lớp nọ, hướng dẫn sinh viên làm luận văn thạc sĩ, tham gia chương trình hợp tác quốc tế và các cuộc họp với cộng sự nước ngoài trong các dự án nghiên cứu xuyên quốc gia như sóng sau xô sóng trước, đè cho cô ấy kiệt quệ cả về cảm xúc lẫn tinh thần.

Trong một buổi học trực tuyến, tôi được biết nguyên nhân gây nên chứng kiệt sức khi ta làm việc ở nhà trong mùa dịch là vì điều tiết mắt quá nhiều, nhìn hình ảnh bản thân xuất hiện trên các nền tảng trực tuyến như Zoom, Google Meet..., biểu lộ ngôn ngữ cơ thể trước mắt người khác dù ở khoảng cách xa và tính không ổn định của đường truyền Internet. 

Tôi thấy mình trở nên khó chịu trong người, dễ cáu gắt, thiếu cảm xúc, thờ ơ với mọi thứ và không còn hứng thú với công việc nữa sau chuỗi ngày hết họp lại học, deadline này nối deadline kia. 

Và tôi quyết định cải thiện tình hình bằng những cách đơn giản như mở loa ngoài thay vì cắm tai nghe, tắt camera khi tham gia cuộc họp, những cuộc gọi chỉ còn tiếng thay vì cả hình, rút ngắn thời gian họp khi có thể.

Tôi tập luyện thể thao đều đặn, tranh thủ giữa những quãng nghỉ tôi sẽ kéo giãn, hít thở sâu. Hai chị em cùng nấu cơm, cùng ăn và chuyện trò. Bạn bè tôi chơi cùng con, tưới rau, tập một số bài thể thao vận động nhẹ hoặc nhảy theo nhạc cùng nhau - tập thì ít mà cười với nhau, ở bên nhau thì nhiều - để sống vui hơn.

Bớt tán gẫu qua điện thoại

Nhóm bạn bè, cộng sự chúng tôi hẹn nhau mỗi tuần sẽ cùng tập chung một số bài tập, sau đó tắt camera đi để nói cho nhau nghe tuần vừa rồi mình trải qua thế nào, điều gì làm mình cảm thấy khó chịu. Một vòng tròn chia sẻ, nơi mà người tham gia mang đến sự chia sẻ chân thành và lắng nghe thấu hiểu.

Tuần rồi tôi đã mạnh dạn nói "không" khi nhìn thấy nhiều buổi chia sẻ với các chủ đề thú vị bởi tôi nhận thấy mình đã quá nhiều việc. Tôi cũng nói "xin lỗi, hẹn lúc khác" với lời đề nghị tán gẫu cùng một người bạn vì tôi biết mình cần được nằm xuống, đặt tay lên bụng, nghe hơi thở sau một ngày dài bận rộn. Tôi cũng giảm gọi video (cả với người thân ở quê) để được tận hưởng sự tĩnh lặng.

Ở lại với chính mình, từ chối những điều khiến tâm trí trở nên quá tải cũng là cách hạn chế nguy cơ kiệt sức chỉ vì làm việc và ở nhà quá lâu.

Học cách thương yêu bản thân khi làm việc tại nhàHọc cách thương yêu bản thân khi làm việc tại nhà

TTO - Khi “văn phòng” của nhiều bạn trẻ giờ đây được dời về nhà và thiếu vắng hẳn tiếng cười, những tương tác thật… trong suốt thời gian dài, không ít người thừa nhận bản thân làm việc kém hiệu quả hẳn, tâm lý bị tác động đáng kể.

Xem thêm: mth.25932942241801202-cus-teik-ib-ed-ahn-o-ceiv-mal-ihk-taht-oc-am-nit-ohk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khó tin mà có thật khi làm việc ở nhà: Dễ bị kiệt sức”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools