Công việc hằng ngày của Thương là đưa bệnh nhân đi chạy thận
Thương là điều dưỡng Phạm Thị Lê Thương, từ Đại học Y dược TP.HCM (UMC) đến hỗ trợ Bệnh viện Củ Chi hơn một tháng nay. Dáng người thon, nhỏ, nhanh nhẹn, Thương thoăn thoắt suốt dãy phòng bệnh như con thoi, phụ giúp bác sĩ và những bệnh nhân trở nặng.
Đã tám năm trong nghề, cô thuần thục đặt ống thở, tháo lắp bình oxy, di chuyển bệnh nhân, thăm khám theo dõi người bệnh.
Với những bệnh nhân chạy thận, Thương thay việc của thân nhân: cho uống thuốc, đút cơm, bón cháo, đẩy băng ca đi chạy thận, gội đầu, thay bỉm... Trong bộ đồ bảo hộ cấp 4, phía sau chiếc khẩu trang 3M dày, nhưng ai cũng cảm nhận được nụ cười và những giọt mồ hôi của cô.
"Người bệnh đã bị tổn thương sức khỏe, lại phải ở trên giường, trong phòng cả ngày, bí bách lắm nên có lúc khó chịu, có lúc cáu gắt. Tụi tui tuy mệt nhưng hiểu được, thông cảm được.
Vui vẻ thì công việc của mình nhẹ nhàng hơn, bệnh nhân mau lành hơn. Vui nhất là khi được nghe các cô chú anh chị chào mình khi họ xuất viện...", Thương tâm sự sau ca trực.
Một bác sĩ gật đầu nói qua lớp khẩu trang: "Các bệnh nhân có bệnh nền suy thận cực nhất là khâu tìm tĩnh mạch truyền dịch, nhiều lúc đâm kim vào mà không thấy ven. Y bác sĩ ân cần sẽ làm bệnh nhân bớt đau".
Lê Thương trang bị để vào khoa nhiễm 1
Bệnh nhân suy thận đang mệt, cần sự giúp đỡ của điều dưỡng Thương và bác sĩ
Gội đầu cho bệnh nhân nhẹ sau nhiều ngày nằm viện không được tắm gội
"Bón" cho bệnh nhân
Thương lắp đặt bình oxy cho bệnh nhân
Thương như là bình oxy mang hơi thở và niềm hy vọng cho bệnh nhân
Trong bộ đồ quá khổ so với thân hình nhỏ nhắn, Thương đang trò chuyện cùng một bệnh nhân tại khoa nhiễm 1
TTO - Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hoa có chồng, bố mẹ chồng đang tham gia công tác chống dịch COVID-19. Từ mùng 1 Tết đến giờ, cả nhà chưa được gặp nhau lần nào, hai con nhỏ của chị đang ở với cố nội năm nay hơn 90 tuổi.
Xem thêm: mth.81270809051801202-a-gnouht-io-gnouht/nv.ertiout