vĐồng tin tức tài chính 365

Hàng loạt mô hình "chợ kiểu mới" trong thời điểm giãn cách xã hội

2021-08-15 13:24

Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều địa phương áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Chính vì vậy, hoạt động của các chợ truyền thống, hình thức mua bán trong thời điểm giãn cách đã có nhiều thay đổi, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người dân.

Tại Hà Nội, một số chợ đầu mối, chợ truyền thống đã phải tạm dừng hoạt động sau khi có ca mắc Covid-19 tại chợ, như chợ đầu mối Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm), chợ đầu mối phía Nam (quận Hoàng Mai).

Đi chợ ngày chẵn, lẻ bằng phiếu

Các chợ truyền thống khác đã triển khai việc phát phiếu đi chợ cho người dân trên địa bàn từng phường theo ngày, để giảm lượng người vào chợ, đảm bảo giãn cách, hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Hàng loạt mô hình chợ kiểu mới trong thời điểm giãn cách xã hội - Ảnh 1.

Phiếu đi chợ cho người dân trong thời điểm giãn cách xã hội

Tại phường Phương Canh (quận Nam Từ Liêm), UBND phường phát phiếu đi chợ cho người dân theo ngày chẵn, lẻ. Người dân được lựa chọn phiếu phù hợp với nhu cầu của gia đình, điền thông tin mỗi lần đi chợ lên phiếu để tổ kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 tại chợ thu lại. Mỗi phiếu chỉ dành cho 1 người dân đi chợ, tối đa 60 phút/lần.

Hàng loạt mô hình chợ kiểu mới trong thời điểm giãn cách xã hội - Ảnh 2.

Cổng chợ kiểm soát người ra vào rất nghiêm ngặt

Chị Vũ Thu Hằng (trú phường Phương Canh) chia sẻ, nhờ việc phát phiếu mà lượng người vào chợ giảm đi, không dồn quá đông vào những giờ cao điểm như trước đây. "Mỗi gia đình cũng chỉ mua thực phẩm đủ dùng khoảng 2 ngày, sau đó có nhu cầu lại đi chợ, không cần tích trữ quá nhiều"- chị Hằng nói.

Chợ lưu động

Để đảm bảo cung ứng hàng hóa khi thực hiện giãn cách xã hội, người dân hạn chế đi lại, mô hình siêu thị, chợ lưu động đã được triển khai phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và giảm áp lực cho các chợ dân sinh.

Hàng loạt mô hình chợ kiểu mới trong thời điểm giãn cách xã hội - Ảnh 3.

Chợ lưu động trên địa bàn quận Cầu Giấy

Sở Công Thương Hà Nội cho biết đã có kế hoạch để kích hoạt 2.500 điểm bán hàng lưu động do các quận, huyện, thị xã bố trí địa điểm. Tại phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy), mô hình chợ lưu động cũng được triển khai sau khi chợ Đồng Xa, chợ dân sinh lớn nhất tại phường, bị tạm đóng cửa để kiểm soát do có ca bệnh Covid-19.

Trao đổi với phóng viên, UBND phường Mai Dịch đã bố trí 2 điểm chợ lưu động tại Trung tâm văn hóa thể thao phường và sân bóng gần đó. Đây đều là những địa điểm nằm ngay trong khu dân cư, tạo sự thuận lợi cho người dân trong việc mua sắm.

Hàng loạt mô hình chợ kiểu mới trong thời điểm giãn cách xã hội - Ảnh 4.

Việc bố trí các chợ lưu động đảm bảo nhu cầu mua sắm thực phẩm thiết yếu của người dân

Tương tự, tại quận Long Biên, một siêu thị trên địa bàn đã phối hợp với chính quyền địa phương mở 4 điểm bán hàng lưu động bình ổn giá tại khu dân cư gồm: Khu đô thị Việt Hưng, sân chơi phố Bắc Cầu (phường Ngọc Thụy), phố Đặng Vũ Hỷ (phường Thượng Thanh). Tại đây, các mặt hàng được niêm yết giá chi tiết và đa dạng chủng loại.

"Chợ 0 đồng" tại Hà Nội

Từ đầu tháng 8-2021, một số đơn vị như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ba Đình, Ban Chỉ huy Quân sự quận Ba Đình, Thành đoàn Hà Nội đã tổ chức "chợ 0 đồng", "siêu thị 0 đồng" để phục vụ người dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, lao động tự do, sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

Hàng loạt mô hình chợ kiểu mới trong thời điểm giãn cách xã hội - Ảnh 5.

Chợ 0 đồng trên địa bàn quận Ba Đình

Có thể kể đến “Siêu thị mini 0 đồng’’ đầu tiên tại Hà Nội hoạt động từ ngày 1-8, tại khu vực sân trụ sở UBND phường Đức Thắng (quận Bắc Từ Liêm). Siêu thị đặc biệt này đã phục vụ cho gần 1.000 người lao động nghèo và sinh viên đang "mắc kẹt" tại các khu ký túc xá do dịch Covid-19.

Gần nhất vào ngày hôm qua 14-8, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ba Đình phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự quận Ba Đình tổ chức chương trình “Chợ 0 đồng” đề hỗ trợ người dân, người lao động gặp khó khăn trên địa bàn phường Phúc Xá (quận Ba Đình).

Siêu thị mini trên xe buýt

Tại TP HCM, chiếc xe buýt được tháo hết ghế trở thành siêu thị mini di động với đầy đủ các loại thực phẩm, di chuyển khắp nơi để bán cho dân. Mô hình này được Sở Công Thương TP HCM phối hợp với một cửa hàng kinh doanh trái cây triển khai từ ngày 6-8.

Hàng loạt mô hình chợ kiểu mới trong thời điểm giãn cách xã hội - Ảnh 6.

Siêu thị mini trên xe buýt ở TP HCM - Ảnh: NLĐO

Theo đại diện Sở Công Thương TP HCM, xe buýt bán hàng lưu động để cung ứng thực phẩm cho người dân, đối tượng hướng tới là những người khó khăn. Trong quá trình triển khai gặp đôi chút khó khăn ban đầu vì xe buýt khá lớn, khó đi vào các hẻm nhỏ. Sau đó, Sở phối hợp với địa phương để bán ở các bãi đất trống, các điểm có sân rộng để người dân mua sắm.

Người dân đến mua thực phẩm phải xếp hàng giữ khoảng cách an toàn, thực hiện nguyên tắc 5k của Bộ Y tế. Địa điểm bán hàng do Sở Công Thương bố trí, thường là những nơi xa chợ, siêu thị. Trên xe bày biện khoảng 50 mặt hàng chủ yếu là thực phẩm đóng gói sẵn, đồ khô, thịt đông..., việc mua sắm diễn ra nhanh chóng để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19

Đưa hàng hóa ra chỗ thoáng

Tổ công tác đặc biệt của Bô Công Thương tại phía Nam cho biết, trong thời điểm thực hiện giãn cách xã hội, một số siêu thị ở Cần Thơ đã áp dụng mô hình bán hàng thông minh, cho phép người mua hàng theo "combo" tại các quầy bán lưu động ở khu vực thoáng khí và hạn chế tối đa tiếp xúc.

Hàng loạt mô hình chợ kiểu mới trong thời điểm giãn cách xã hội - Ảnh 7.

Đưa hàng hóa ra khu vực thoáng để người dân mua sắm

Theo Tổ Công tác đặc biệt của Bộ Công Thương, việc các siêu thị tận dụng khu vực sảnh, hành lang, khuôn viên trung tâm thương mại để bày bán các quầy hàng giãn cách đã hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa người người mua. Đây là mô hình rất thông minh, cần được cân nhắc áp dụng với các địa phương khác có dịch, với biến chủng Delta có nguy cơ lây lan nhanh.

TP Hà Nội vẫn đang tiếp tục giãn cách xã hội đến ngày 23-8 nên việc dự trữ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng người dân là yêu cầu bức thiết. Theo Sở Công Thương Hà Nội, các siêu thị đã xây dựng phương án đa dạng nguồn hàng, tránh tình trạng "đứt gãy" nguồn cung.

Sở Công Thương Hà Nội đã yêu cầu các doanh nghiệp dự trữ lượng hàng hóa chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn trong 3 tháng khoảng 194.000 tỉ đồng. Cụ thể, ngành Công Thương Hà Nội dự trữ 836.000 tấn gạo, 167.346 tấn thịt lợn, thịt trâu bò 48.150 tấn, 55.782 tấn thịt gia cầm, trên 1 triệu quả trứng gia cầm…

Bên cạnh đó, Sở Công Thương cũng đã tổ chức 8.649 điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu và 455 chợ truyền thống đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong thời gian giãn cách xã hội.

Đặc biệt, một số quận huyện, doanh nghiệp đã tăng cường mở thêm các điểm bán như hệ thống VinShop đã đưa vào hoạt động 800 điểm bán hàng thiết yếu trên toàn thành phố. Đặc biệt quận Long Biên, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Đống Đa…đã tổ chức điểm bán hàng lưu động.

Xem thêm: mth.90384122151801202-ioh-ax-hcac-naig-meid-ioht-gnort-iom-ueik-ohc-hnih-om-taol-gnah/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hàng loạt mô hình "chợ kiểu mới" trong thời điểm giãn cách xã hội”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools