Bộ Tài Nguyên và Khoáng sản Indonesia vừa công bố danh sách 34 doanh nghiệp khai thác, kinh doanh than của nước này tạm thời bị cấm xuất khẩu do vi phạm quy định về nghĩa vụ tỷ lệ bán than tại nội địa khi không hoàn thành nghĩa vụ cung cấp than theo hợp đồng cho công ty nhà nước PT PLN (Persoro) và PT PLN Batubara trong giai đoạn từ 1/1 - 31/7.
Lệnh cấm tạm thời bắt đầu từ ngày 7/8 tới khi các doanh nghiệp này hoàn thành xong các nghĩa vụ cung cấp than cho thị trường nội địa. Danh sách 34 doanh nghiệp khai thác, kinh doanh than bị cấm bao gồm:
1. PT Arutmin Indonesia
2. PT Mitra Maju Sukses
3. PT Ascon Indonesia International
4. PT Nukkuwatu Lintas Nusantara
5. PT Bara Tabang
6. PT Oktasan Baruna Persada
7. PT Batara Batari Sinergy Nusantara
8. PT Prima Multi Mineral
9. PT Belgi Energy
10. PT Prolindo Cipta Nusantara
11. PT Berkat Raya Optima
12. PT Samantaka Batubara
13. PT Borneo Indobara
14. PT Sarolangun Prima Coal
15. PT Buana Eltra
16. PT Sinar Borneo Sejahtera
17. PT Buana Rizki Armia
18. PT Sumber Energi Sukses Makmur
19. PT Dizamatra Powerindo
20. PT Surya Mega Adiperkasa
21. PT Global Energi Lestari
22. PT Tanjung Raya Sentosa
23. PT Golden Great Borneo
24. PT Tepian Kenalu Putra Mandiri
25. PT Grand Apple Indonesia
26. PT Tiga Daya Energi
27. PT Hanson Energy
28. PT Titan Infra Energy
29. PT Inkatama Resources
30. PT Tritunggal Bara Sejati
31. PT Kasih Industri Indonesia
32. PT Usaha Maju Makmur
33. PT Mandiri Unggul Sejati
34. PT Virema Inpex
Thương vụ Việt Nam tại Indonesia thông tin danh sách các công ty Indonesia bị tạm thời cấm xuất khẩu than để các doanh nghiệp nhập khẩu than Việt Nam lưu ý trong quá trình giao dịch mua bán than từ Indonesia, không nên ký kết các thỏa thuận giao dịch mới (nếu có) với các doanh nghiệp bị cấm nêu trên tới khi có thông báo của Bộ Tài nguyên và Khoáng sản Indonesia về dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu tạm thời đối với các doanh nghiệp trong danh sách.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2021, lượng than nhập khẩu từ Indonesia của Việt Nam đạt 9,66 triệu tấn với giá trị kim ngạch 732,84 triệu USD giảm 9,3% về lượng và tăng 42,6% về giá trị.
Giá trị kim ngạch nhập khẩu than từ Indonesia trong 7 tháng đầu 2021 tăng mạnh có nguyên nhân từ giá than quốc tế tăng cao do nhu cầu than tăng mạnh từ Trung Quốc và một số nước Bắc Á kéo theo giá than xuất khẩu của Indonesia gia tăng tương ứng.
Đáng lưu ý, giá than tham chiếu (HBA) tháng 7/2021 do chính phủ Indonesia công bố, làm cơ sở cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh than của nước này chào giá bán, tăng lên mức 115.99 USD/tấn, tăng 121,15% so với cùng kỳ năm trước và 14,97% so với tháng 6/2021. Nếu tính từ tháng 1/2021 tới tháng 7/2021, giá than tham chiếu của nước này đã tăng tới 52,9%.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!