vĐồng tin tức tài chính 365

Sách giáo khoa là hàng hóa thiết yếu: Địa phương nên chủ động tháo gỡ

2021-08-17 10:29
Sách giáo khoa là hàng hóa thiết yếu: Địa phương nên chủ động tháo gỡ - Ảnh 1.

Kệ hàng bố trí tại chung cư ở Bắc Kinh để giao nhận khi mua online - Ảnh: Lệ Chi cung cấp

Từ phía Cục Xuất bản, ông Nguyên cho biết Bộ Thông tin và truyền thông giao cục này tham mưu đề xuất phương hướng để tháo gỡ cho ngành sách đang gặp khó khăn nói chung.

"Trong tình thế hiện nay, có thể xem xét công nhận sách giáo khoa là hàng hóa thiết yếu, trước mắt để giải quyết khâu phát hành của các kênh thương mại điện tử - nơi học sinh và phụ huynh dựa vào đó để mua sách, chuẩn bị cho năm học mới.

Ông Lê Hoàng (phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam)

Xem xét công nhận sách giáo khoa là hàng hóa thiết yếu

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Nguyên cho biết hiện nay Bộ Công thương đang có quan điểm để cho các địa phương chủ động trong việc phân luồng lưu thông các loại hàng hóa trong đó có sách. Đây cũng là quan điểm theo tinh thần nội dung công văn hỏa tốc của Văn phòng Chính phủ gửi các bộ ngành hôm 29-7.

Vì vậy, Cục Xuất bản cũng sẽ có văn bản gửi các địa phương, trước mắt là TP.HCM và Hà Nội - hai địa phương đang giãn cách nghiêm ngặt theo chỉ thị 16 của Chính phủ, nội dung yêu cầu xem hai nhóm sách - sách giáo khoa và các sách về sức khỏe, phòng chống dịch, rèn luyện thể chất...- là hàng hóa thiết yếu.

"Trước mắt xem xét hai nhóm sách ấy là hàng hóa thiết yếu, để tạo điều kiện lưu thông phát hành trong tình hình giãn cách do dịch bệnh căng thẳng. Còn các tỉnh thành khác hiện đang giãn cách theo chỉ thị 15 ít nghiêm ngặt hơn cũng chủ động xem xét việc lưu thông hàng hóa là sách như thế nào cho phù hợp" - ông Nguyên chia sẻ.

Cùng suy nghĩ với ông cục trưởng Cục Xuất bản, ông Lê Hoàng - phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam - cũng nhắc lại bối cảnh một số nước châu Âu như Bỉ, Anh, Ý, Pháp mặc dù trong tình trạng dịch bệnh nhưng họ vẫn có chính sách và phương cách để lưu thông phát hành sách gần như không bị ảnh hưởng gì. Đặc biệt đáng chú ý là Chính phủ Pháp hồi tháng 2 năm nay đã bổ sung sách vào danh mục hàng hóa thiết yếu.

Hoàn thiện mua bán online - giao nhận không tiếp xúc

Cùng quan điểm này, bà Lệ Chi - giám đốc Chibooks - có ý kiến rằng: "Nếu coi thực phẩm như hàng thiết yếu cho đời sống thể xác thì sách có thể coi là hàng thiết yếu của đời sống tinh thần. Tinh thần và thể xác đều cùng khỏe mạnh thì tổng thể cả cơ thể mới khỏe mạnh được và mới có thể vượt qua đại dịch".

Nhờ có bạn bè sinh sống tại Trung Quốc, bà Lệ Chi dẫn hai trường hợp có tính tham khảo để thấy mặc dù trong cơn đại dịch Covid-19, Trung Quốc - nước đầu tiên bị bùng dịch covid-19 - vẫn lưu thông phát hành sách bình thường.

"Một đạo diễn điện ảnh họ Lý sống tại Bắc Kinh cho biết, trong thời gian giãn cách tại Bắc Kinh, anh vẫn thường xuyên đặt sách truyện về nhà đọc, mọi việc chi trả đặt hàng đều online nên rất thuận tiện, không gặp gỡ người giao hàng nên mọi thứ vẫn rất an toàn. Hệ thống giao nhận vận chuyển đủ mọi hàng hóa vẫn hoạt động hết tốc lực".

Trường hợp thứ hai là một cô giáo đại học tại Bắc Kinh, từng có kinh nghiệm trải qua giãn cách một tháng hồi năm 2020, "cô vẫn đặt hàng, trong đó có mặt hàng sách, một cách bình thường. Chỉ là người giao hàng không được phép bước vào khuôn viên của khu chung cư.

Tại khu chung cư có bố trí các quầy kệ đặt ngay trước cổng dành cho shipper để các gói hàng. Người dân trong chung cư mua hàng online cứ đến quầy kệ nhận, tuyệt đối hàng hóa không hề bị lấy nhầm" - bà Lệ Chi được người bạn thuật lại.

Người bạn từ Bắc Kinh cũng gửi cho bà Lệ Chi các hình ảnh thực tế trong việc mua hàng online, kể cả sách. Mong ước của hai người bạn xuyên quốc gia là một lúc nào đó Việt Nam cũng có cách tổ chức như vậy.

"Trung Quốc không quy định hàng thiết yếu hay không, cũng không có danh sách hàng thiết yếu gì cả, họ chỉ bắt người dân ở nhà, ai cần gì thì lên mạng đặt mua - bà Lệ Chi nói thêm - Nhưng việc bán hàng online, giao nhận không gặp mặt như vậy chỉ thực hiện được ở những nơi dân trí cao, không có kiểu chôm hàng của nhau".

Sách cần được coi là mặt hàng thiết yếuSách cần được coi là mặt hàng thiết yếu

TTO - Cục Xuất bản, in và phát hành vừa tổ chức hội nghị trực tuyến với 35 đơn vị xuất bản và phát hành, do Thứ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chủ trì, để lắng nghe những kiến nghị về việc đưa sách vào diện mặt hàng thiết yếu.

Xem thêm: mth.10243938071801202-og-oaht-gnod-uhc-nen-gnouhp-aid-uey-teiht-aoh-gnah-al-aohk-oaig-hcas/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sách giáo khoa là hàng hóa thiết yếu: Địa phương nên chủ động tháo gỡ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools