vĐồng tin tức tài chính 365

Khi nào xuất viện, má nhận mấy đứa mày làm con nuôi

2021-08-17 11:40
Khi nào xuất viện, má nhận mấy đứa mày làm con nuôi - Ảnh 1.

Nụ cười tươi của cô Luân khi được tình nguyện viên Nguyễn Hạnh chăm sóc - Ảnh: DUYÊN PHAN

"Nhà cô có dãy trọ ở Bình Triệu, đầy đủ nội thất, mấy đứa có cần cô cho ở luôn, mùa này cô cũng đang giảm giá 50% cho người thuê nhà.

Đợi hết bệnh cô nhận mấy đứa mày làm con nuôi cô. Thương lắm!". Dù việc thở lúc này vẫn còn khó khăn, nói tiếng được tiếng mất nhưng cô Luân lúc nào cũng lạc quan, truyền nguồn năng lượng tích cực cho mọi người.

Nguyễn Hạnh - tình nguyện viên - vừa cho bệnh nhân uống nước vừa dặn dò: "Cô uống nước nha, ráng hồi phục để còn làm lễ nhận con nữa, bọn con mong lắm đó". Hạnh vừa dứt lời, cả phòng rộn tiếng cười làm không khí vốn ngột ngạt trở nên dễ chịu hơn.

Việc các tình nguyện viên tham gia phục vụ tại các bệnh viện là những đóng góp thầm lặng, cao cả. Lực lượng này đã tự nguyện xông pha vào tuyến đầu chống dịch cùng với đội ngũ y, bác sĩ điều trị cho các bệnh nhân COVID-19.

Cũng như Hạnh, sư cô Nguyên Thành cũng đã phục vụ ở bệnh viện được gần 1 tháng chia sẻ thêm: "Tôi sống ở chùa từ nhỏ, khi thấy cả nước phải oằn mình chống chọi với dịch bệnh tôi đau lắm, vậy nên tôi đã đăng ký vào đây làm tình nguyện để phụ giúp phần nào công việc cho đội ngũ y tế.

Công việc của chúng tôi là lấy cơm, cháo cho bệnh nhân, nếu bệnh nhân nào sức khỏe yếu thì bón cho họ ăn, ngoài ra còn giúp vệ sinh cá nhân cho họ, cùng với đó là làm luôn việc thu dọn rác. Ở đây chúng tôi trở thành những người thân "bất đắc dĩ" trò chuyện, tâm sự và chăm sóc họ".

Các tình nguyện viên đều cho rằng có vào đây làm việc mới thấy hết được những hy sinh, vất vả của đội ngũ y bác sĩ. Những ngày đầu chưa quen khi khoác lên mình trang phục bảo hộ, cơ thể mất nước rất nhanh khiến nhiều người cảm thấy ngột ngạt và khó thở.

Mặc dù vẫn có sự mệt nhọc trong công việc và một chút lo lắng về nguy cơ bị lây nhiễm, nhưng họ luôn giữ được tinh thần lạc quan và luôn ý thức rằng mình đang mang trên vai sự ủy thác của nhiều người.

Khi nào xuất viện, má nhận mấy đứa mày làm con nuôi - Ảnh 2.

Trước khi vào công việc, các tình nguyện viên phải trang bị đồ bảo hộ kỹ càng để tránh lây nhiễm

Khi nào xuất viện, má nhận mấy đứa mày làm con nuôi - Ảnh 3.

Những cử chỉ ân cần, chu đáo của nhân viên y tế và tình nguyện viên ở đây giúp bệnh nhân được an ủi phần nào và an tâm điều trị

Khi nào xuất viện, má nhận mấy đứa mày làm con nuôi - Ảnh 4.

Tất cả đều đang nỗ lực để sớm đưa cuộc sống của những bệnh nhân trở lại bình thường

Khi nào xuất viện, má nhận mấy đứa mày làm con nuôi - Ảnh 5.

Sư cô Nguyên Thành lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bệnh nhân và tháo gỡ vướng mắc trong lòng họ

Khi nào xuất viện, má nhận mấy đứa mày làm con nuôi - Ảnh 6.

Những cử chỉ ân cần là hình ảnh luôn bắt gặp được ở khu điều trị này

Khi nào xuất viện, má nhận mấy đứa mày làm con nuôi - Ảnh 7.

Công việc bận rộn, vất vả là vậy nhưng không ai có một lời than vãn, chỉ lặng lẽ làm, hy vọng sớm đưa cuộc sống của bệnh nhân và chính họ trở lại bình thường

Khi nào xuất viện, má nhận mấy đứa mày làm con nuôi - Ảnh 8.

Không khí tất bật, hối hả là những gì diễn ra tại đây

Khi nào xuất viện, má nhận mấy đứa mày làm con nuôi - Ảnh 9.

Hai tình nguyện viên trẻ Trần Ngọc Bích Phương và Nguyễn Hạnh vẫn tràn đầy năng lượng khi kết thúc ca trực

Khi nào xuất viện, má nhận mấy đứa mày làm con nuôi - Ảnh 10.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Tình người nơi tuyến đầu phòng chống dịch: Đêm trực COVID đầu tiênTình người nơi tuyến đầu phòng chống dịch: Đêm trực COVID đầu tiên

TTO - Sau khi chuyển xong những bệnh nhân cuối cùng đến các bệnh viện khác để chạy thận, khoa tái bố trí phòng ốc và chuẩn bị vật tư, thiết bị để sẵn sàng nhận bệnh nhân thận nhân tạo COVID.

Xem thêm: mth.4525119161801202-ioun-noc-mal-yam-aud-yam-nahn-am-neiv-taux-oan-ihk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khi nào xuất viện, má nhận mấy đứa mày làm con nuôi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools