Các bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện dã chiến trên địa bàn TP.HCM - Ảnh: THU HIẾN
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 17-8, bác sĩ Sỹ cho biết tình trạng mất mùi (mất khứu giác) đột ngột ở những người bị nhiễm COVID-19 đã được báo cáo trên khắp thế giới, hiện nay đã được Bộ Y tế đưa vào trong các hướng dẫn nhận biết triệu chứng nhiễm COVID-19.
Đặc biệt, triệu chứng mất mùi đột ngột được xem như là một dấu hiệu của người nhiễm COVID-19 và có tỉ lệ mắc phải tương đối cao (34% - 68%). Tại một số quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao trong làn sóng thứ 4 vừa qua như Ấn Độ, đã khuyến cáo triệu chứng mất mùi đột ngột có giá trị chẩn đoán đặc hiệu như xét nghiệm RT-PCR.
Tại Việt Nam, có một nam thanh niên 21 tuổi ở TP Dĩ An, Bình Dương tham gia hỗ trợ công tác lấy mẫu bệnh phẩm những người dân nghi mắc COVID-19.
Sau thời gian làm việc tại cộng đồng một tuần, bệnh nhân đột ngột phát hiện mất mùi không kèm các triệu chứng sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, đau nhức cơ, rối loạn tiêu hóa. Ngay lập tức bệnh nhân được cách ly.
Kết quả RT-PCR lần 1 là âm tính. Các bác sĩ khẳng định là có sai sót vì triệu chứng mất mùi đột ngột là triệu chứng đặc hiệu và khi có triệu chứng này thì tải lượng virus rất cao mới gây tổn thương được cơ quan khứu giác. Bệnh nhân đã được cho làm lại RT-PCR lần 2 thì kết quả dương tính.
Bệnh nhân được điều trị mất mùi bằng Budesonide xịt mũi ngày 4 lần và kết hợp với xịt Betadine sát khuẩn mũi (loại dùng xịt họng) và hít tinh dầu nhằm kích thích sự hồi phục của khứu giác.
Sau gần hai tuần điều trị, bệnh nhân đã cải thiện gần như hoàn toàn khứu giác và tiếp tục duy trì điều trị bằng corticoid xịt tại chỗ cùng với nghỉ ngơi, tập thể dục rèn luyện thân thể và dùng thêm các vitamin và chất khoáng.
Bác sĩ Sỹ cho biết mất mùi là triệu chứng đặc hiệu trong nhiễm COVID-19 cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ở một số bệnh nhân, chứng mất mùi có thể kéo dài trong vài tháng và được cho là có liên quan đến sự tồn tại của virus và tình trạng viêm ở niêm mạc khứu giác.
Do vậy, trong một số trường hợp bệnh nhân bị mất mùi đột ngột và yếu tố dịch tễ nghi ngờ nhiễm COVID-19, có xét nghiệm RT-PCR được thực hiện trên phết dịch mũi họng có thể cho kết quả âm tính, trong khi virus vẫn tồn tại sâu trong các hốc mũi và trong biểu mô khứu giác.
Trong những trường hợp nghi ngờ cao, cần phải làm lại phết mũi họng và xem xét dùng bàn chải mũi lấy bệnh phẩm chuyên dụng để bổ sung vào phết mũi họng ở những bệnh nhân mất khứu giác.
Bác sĩ Sỹ khuyến cáo tổn thương cơ quan khứu giác gây mất mùi ở bệnh nhân bị COVID-19 là thường gặp và đặc hiệu giúp nhận định sớm bệnh nhân nghi ngờ nhiễm COVID-19, cần cách ly ngay mặc dù chưa có kết quả test nhanh và RT-PCR.
Những trường hợp bệnh nhân COVID-19 bị mất mùi kéo dài cần phải được theo dõi và hướng dẫn điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
TTO - Các nhà lâm sàng nhận thấy hiện tượng mất mùi đột ngột ở bệnh nhân COVID-19, và có khá nhiều trường hợp đây là triệu chứng duy nhất mà không kèm theo các triệu chứng thường gặp khác như sốt, ho, đau họng, khó thở.
Xem thêm: mth.58331040171801202-yagn-yl-hcac-nac-91-divoc-meihn-gnuhc-ueirt-togn-tod-ium-tam/nv.ertiout