Giá vàng thế giới vẫn đang tỏa sắc ở ngưỡng 1.786 USD/ounce vào lúc 7h00 sáng nay, 18/8. Điều bất ngờ, trong 24h qua, giá vàng có thời điểm chạm ngưỡng 1.900 USD/ounce.
Vàng tăng giá trong bối cảnh thị trường đón nhận nhiều cơn mưa dữ liệu.
Trên thị trường chứng khoán, các chỉ số chứng khoán toàn cầu biến động trái chiều, trong đó các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm mạnh trong bối cảnh địa chính trị bùng phát với tốc độ đáng kinh ngạc khi quân Taliban đã tiếp quản Afghanistan.
Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường giá vàng. Lúc này, vàng thường được sử dụng như một kho lưu trữ giá trị an toàn.
Cú giảm đột ngột của vàng trong tuần trước chỉ là một đợt điều chỉnh trong xu hướng tăng giá của vàng. Các chuyên gia phố Wall dự báo, giá vàng sẽ tăng lên trong tuần này khi các nước tiếp tục các gói nới lỏng định lượng và tỷ lệ nợ trên GDP đang ở mức rất cao. Dự tính, vào quý IV/2021, giá vàng sẽ lên mức cao nhất mọi thời đại.
Thị trường trong nước, tính đến thời điểm 8h00 ngày 18/8, giá vàng được niêm yết như sau:
Nhìn chung, giá vàng trong nước tiếp tục chịu ảnh hưởng của giá vàng thế giới, sau 19 tiếng, giá vàng trong nước tăng hơn 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào-bán ra. Tuy nhiên biên độ chênh lệch giữa giá mua và bán từ 620.000 đồng đến 1.550.000 đồng/lượng.
Thị trường tiền tệ đón nhận những tín hiệu may mắn khi đồng USD không mất đi tham vọng trở thành kênh tài sản lớn.
Đầu phiên giao dịch ngày 18/8 (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác ở mức 93,135 điểm.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định môi trường dữ liệu đang có nhiều chiều hướng đối lập, do đó, đừng quá mừng bởi đồng bạc xanh "yên ổn" bởi thị trường tiền tệ có thể gia tăng nhiều bất ổn.
Trên thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức 23.153 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào bán ra: 22.750 đồng - 23.793 đồng.
Min (Tổng hợp)