vĐồng tin tức tài chính 365

Siêu thị gánh lỗ để đảm bảo cung ứng hàng hóa

2021-08-18 11:23

Siêu thị gánh lỗ để đảm bảo cung ứng hàng hóa

V.Dũng

(KTSG Online) - Các khoản trợ giá hàng hóa trong giai đoạn bùng phát của dịch bệnh là yếu tố khiến cho các siêu thị phải bù lỗ hoạt động trong hai tháng vừa qua, theo thông tin từ một số siêu thị.

Saigon Co.op cho biết hai tháng qua doanh nghiệp đang gồng lỗ để duy trì cung ứng hàng hóa cho người dân. Ảnh mih họa: DNCC

Đại diện Saigon Co.op cho biết thời gian qua lượng khách hàng dồn về siêu thị khá đông, khiến các điểm bán của Saigon Co.op từ offline đến online đều quá tải. Nhưng phân tích ngành hàng lại cho thấy siêu thị đang gồng mình chịu lãi âm.

Thực tế, thời điểm này, người dân chủ yếu mua thực phẩm tươi sống (hơn 75%) trong khi đây là ngành hàng có tỷ lệ lợi nhuận thấp nhất trong tất cả các ngành hàng. Chưa kể nhóm này siêu thị đang bù lỗ chi phí tìm gom nguồn hàng, vận tải, kiểm dịch, hao hụt.

Bên cạnh đó, các mặt hàng bình ổn cũng được siêu thị bù lỗ để giữ giá, điển hình như mặt hàng trứng gà, có thời điểm giá bán ra của siêu thị thấp hơn giá mua vào.

Cùng với yếu tố hàng hóa, hàng loạt chi phí đặc thù mùa dịch phát sinh cũng là khó khăn lớn cho siêu thị như chi phí xét nghiệm nhanh và chuyên sâu liên tục cho nhân viên, tài xế, chế độ chính sách cho người lao động mùa dịch, phí shipper giao hàng tăng cao. Ngoài ra, hàng loạt siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food phải đóng cửa khi xuất hiện ca nhiễm, .... khiến doanh thu không ổn định, các nguồn thu sụt giảm nghiêm trọng.

Mặc dù đang phải gánh lỗ nhưng để tiếp tục hỗ trợ người dân, Saigon Co.op cho biết vẫn sẽ giảm giá hơn 2.000 nhu yếu phẩm, gồm thủy hải sản, rau củ, các loại trái cây, các loại sữa, sản phẩm vệ sinh cá nhân, diệt khuẩn, hóa phẩm và đồ dùng với tỷ lệ giảm giá từ 15% đến gần 50% đến hết 25-8.

Trong thời gian qua, nông sản, trái cây Tây Nguyên và miền Tây Nam bộ đang vào vụ nên Sở Công Thương các địa phương phải nỗ lực hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm cho nông dân. Qua đó, các địa phương này đã kết nối với hệ thống siêu thị ở TPHCM như Big C, Aeon Mall, Emart để có thể duy trì cung ứng tốt nhất. Đến  nay, các đơn vị bán lẻ này cam kết thu mua cho nông dân với giá cố định và bán không lợi nhuận, chịu chi phí nhân công nhằm hỗ trợ nông dân đầu ra đến khi thu hoạch dứt điểm thời vụ.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ, đại diện Aeon Việt Nam, cho biết siêu thị vẫn cố gắng giữ mức giá bán ổn định, đặc biệt đối với một số sản phẩm hỗ trợ tiêu thụ như nhãn xuồng, thanh long, sầu riêng trong thời gian này sẽ được bán với mức giá ưu đãi giúp nông dân.

“Siêu thị luôn cố gắng đa dạng nhà cung cấp, làm việc và hỗ trợ nhà cung cấp để đảm bảo chi phí không tăng bất thường. Ở thời điểm này ưu tiên hàng đầu của các siêu thị là cung ứng đủ hàng hóa cho nhu cầu của người dân và cố gắng giữ cho nguồn cung khong bị đứt gãy", bà cho hay.

Tuy nhiên, trong quá trình làm việc với nhà cung cấp và các tỉnh, thành, Aeon Việt Nam nhận thấy lưu thông, vận chuyển giữa địa phương, các thành phố có siêu thị Aeon là khó khăn lớn nhất để thúc đẩy tiêu thụ nông sản hiện nay.

Bên cạnh đó, hiện nay số lượng khách mua sắm tại các siêu thị cũng hạn chế, sức mua không cao do các quy định giãn cách, mua hàng theo tem phiếu khi trước đây được mua hai lần/ tuần nay người dân chỉ được đi siêu thị một lần/tuần. Một số siêu thị cho biết Sở Công Thương TPHCM chỉ cho phép 5% nhân viên của các hệ thống phân phối lưu thông sau 18 giờ khiến họ khá bối rối trong việc sắp xếp nhân sự. Đây là số lượng quá ít trên tổng số nhân viên của các hệ thống.

Một hệ thống siêu thị lớn cho biết với 5% nhân viên được phép lưu thông họ cũng chỉ có thể sắp xếp dự phòng cho một số bộ phận như bảo vệ và nhân viên kho trong trường hợp xảy ra sự cố.

"Số lượng nhân viên được cho phép quá ít như vậy chúng tôi không thể vận hành được một dây chuyền, bộ phận để chuẩn bị hàng hóa, chế biến thực phẩm... Chẳng hạn, bộ phận chuẩn bị hàng tươi sống của một siêu thị lớn cần đến hàng chục nhân viên nhưng với 5% thì con số ít đó không thể giải quyết được", đại diện hệ thống bán lẻ này cho hay.

Do đó nhiều siêu thị kiến nghị lực lượng chức năng có sự phối hợp đồng bộ để tạo điều kiện cho nhân viên hệ thống siêu thị được phép di chuyển để thực hiện công tác cung cấp dịch vụ và sản phẩm thiết yếu cho người dân.

Xem thêm: lmth.aoh-gnah-gnu-gnuc-oab-mad-ed-ol-hnag-iht-ueis/975913/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Siêu thị gánh lỗ để đảm bảo cung ứng hàng hóa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools