Các y bác sĩ thăm khám, tư vấn cho những bệnh nhân FO đang điều trị tại nhà tại phường 7, Q.Phú Nhuận TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo đó, khoản 3, điều 59 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm đã quy định: Trong quá trình chống dịch, khi người tham gia chống dịch dũng cảm cứu người mà bị chết thì được xem xét công nhận liệt sĩ, theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
Điểm k khoản 1 điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng cũng quy định điều kiện để được công nhận liệt sĩ. Trong đó có các yếu tố: "Đặc biệt dũng cảm cứu người", "là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, lan tỏa rộng rãi trong xã hội"...
"Theo quy định trên thì cán bộ y tế, công an, quân đội hoặc bất kỳ ai khác qua đời do đặc biệt dũng cảm cứu người trong chống dịch và được chứng minh là tấm gương sáng có ý nghĩa tôn vinh, lan tỏa rộng rãi trong xã hội thì được xét công nhận liệt sĩ.
Việc công nhận liệt sĩ cho cán bộ y tế hy sinh khi chống dịch nói chung và dịch COVID-19 nói riêng đã được pháp luật quy định" - ông Quang cho hay.
Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đào Ngọc Lợi, cục trưởng Cục Người có công (Bộ Lao động, thương binh và xã hội), nhấn mạnh Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 quy định rõ từng trường hợp phong tặng Liệt sĩ.
Theo ông Lợi, vấn đề hiện nay là cục phải tiếp cận từng hồ sơ cụ thể. Chủ trương là sẽ xem xét những trường hợp cán bộ y tế tham gia chống dịch không may tử vong khi làm nhiệm vụ.
Công đoàn Y tế Việt Nam có văn bản đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất Chính phủ, Nhà nước và các bộ ngành liên quan sớm ban hành chế độ chính sách, để cán bộ y tế trong khi thực thi nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 tử vong được phong danh hiệu liệt sĩ và gia đình cán bộ y tế được hưởng chế độ có người thân là liệt sĩ.
Các ý kiến hiện nay cho biết quy định đã đầy đủ, các cơ quan chức năng căn cứ vào điều kiện công nhận liệt sĩ, nếu ai đủ điều kiện theo quy định thì làm ngay thủ tục đề xuất Cục Người có công, Bộ Lao động, thương binh và xã hội, để nhanh chóng công nhận danh hiệu liệt sĩ cho cán bộ y tế đã anh dũng hy sinh, làm cơ sở để vinh danh các anh hùng liệt sĩ ngành y nơi tuyến đầu chống dịch.
Trong đại dịch COVID-19 từ đầu 2020 đến nay, đặc biệt trong đợt dịch từ 27-4 đến nay đã có hàng ngàn y bác sĩ bị lây nhiễm chéo tại các khu điều trị và đã có nhân viên y tế tử vong do nhiễm COVID-19.
Gần đây nhất có nữ hộ sinh D.N.T.T., 32 tuổi ở Bình Dương tử vong trong quá trình điều trị người bệnh. Khi đó chị T. đang mang thai 20 tuần.
HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19
Từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.
Các câu hỏi sẽ được báo Tuổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định... đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng để dập dịch.
TTO - Sáng 19-8, đoàn y bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản trung ương sẽ lên đường vào Nam, trước đó chiều 18-8 đoàn công tác thứ 3 của Bệnh viện Bạch Mai đã có mặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 TP.HCM. Đã có trên 13.000 y bác sĩ chi viện các tỉnh phía Nam.