Thị trường chứng khoán giảm mạnh trong phiên cuối tuần 20-8. Trong ảnh là một nhà đầu tư đang theo dõi thị trường trong một phiên giảm điểm - Ảnh: BÔNG MAI
Thị trường chứng khoán trải qua phiên giao dịch cuối tuần đầy gay cấn. Từ cuối phiên giao dịch sáng nay 20-8, hàng trăm cổ phiếu đồng loạt lao dốc. Áp lực bán tăng mạnh, vào phiên chiều có thời điểm VN-Index giảm hơn 57 điểm.
Hàng loạt cổ phiếu trụ bị rớt giá, gây sức ép lớn đến thị trường, trong đó có cổ phiếu của Vingroup (VIC), Vinhomes (VHM), Công nghiệp cao su Việt Nam (GVR), Tập đoàn Hòa Phát (HPG), PetroVietnam Gas (GAS)…
Nhiều “ông lớn” ngân hàng cũng bị giảm giá cổ phiếu, như: Vietcombank (VCB), Vietinbank (CTG), BIDV (BID), VPBank (VPB)…
Đáng chú ý, mặc cho thị trường lao dốc, một doanh nghiệp vẫn có cổ phiếu đi ngược xu hướng và tăng trần như Tổng công ty Viglacera (VGC), Chứng khoán APG (APG), Thiết bị y tế Việt Nhật (JVC), SPM (SPM)...
Chỉ số cổ phiếu của tất cả các nhóm ngành đều giảm điểm, trong đó giảm mạnh rơi vào lĩnh vực tài chính, năng lượng, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, bất động sản...
Dù dòng tiền bắt đáy có nhảy vào mua cổ phiếu rớt giá, song lực hồi phục vẫn yếu, VN-Index chốt phiên với mức giảm 45,42 điểm (-3,3%) xuống 1.329,43 điểm.
Đặc biệt, kỷ lục lịch sử được xác lập trên sàn HoSE với hơn 1,2 tỉ cổ phiếu giao dịch, tương đương gần 38.350 tỉ đồng (xấp xỉ 1,67 tỉ USD).
Sắc đỏ cũng bủa vây sàn HNX khi chốt phiên giảm 8,01 điểm (-2,31%) xuống 338,06 điểm. Sàn UPCoM tạm rớt 2,01 điểm (-2,12%) xuống còn 92,7 điểm.
Thanh khoản của cả sàn HNX và UPCoM đều đạt mức cao nhất lịch sử với lần lượt 7.061 tỉ đồng và 3.209 tỉ đồng.
Như vậy, tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường bao gồm ba sàn chính gồm HoSE, HNX và UPCoM đạt hơn 48.620 tỉ đồng (2,1 tỉ USD), cao nhất trong vòng 21 năm thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hôm nay, khối ngoại bán ròng gần 675 tỉ đồng.
Đến gần cuối phiên sáng, thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh, trùng hợp với thông tin từ 0h ngày 23-8, TP.HCM tăng cường biện pháp chống dịch với yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly với tổ dân phố...
"Nỗi sợ dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế diễn ra âm ỉ và ngấm dần. Hiện nay có xấp xỉ 90% tỉ trọng giao dịch đến từ nhà đầu tư cá nhân trong nước. Khi có tin tức tác động, những nhà đầu tư nhỏ lẻ phản ứng rất nhanh, chỉ cần hô hào là bán ngay, chưa kể bị chịu tác động từ các môi giới trong nhiều nhóm trên mạng xã hội", ông Minh chia sẻ.
Với diễn biến VN-Index thủng mốc 1.330 điểm, chuyên gia này nhận định, xu hướng ngắn hạn về mức trung lập, nhiều khả năng thị trường sẽ tích lũy đi ngang, trước khi xác lập xu hướng mới. Do đó, nhà đầu tư cần hạ tỉ trọng cổ phiếu về mức cân bằng.
Dù vậy, một điểm sáng là thị trường chứng khoán giảm sâu trong lúc thanh khoản cao, vì "khi nhiều ngành nghề kinh doanh khác bị ngưng trệ, lãi suất tiền gửi thấp, chứng khoán vẫn là kênh đầu tư với mức sinh lời hấp dẫn trong thời gian gần đây, lượng tiền khổng lồ chờ thời cơ mua vào", ông Minh chia sẻ.
TTO - Nửa đầu năm 2021, nhiều doanh nghiệp xăng dầu ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực do giá dầu hồi phục và tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2021.
Xem thêm: mth.71702205102801202-dsu-it-1-2-neihp-cul-yk-on-gnub-naohk-gnuhc/nv.ertiout