Lực lượng quân đội phối hợp cùng Công an TP.HCM kiểm soát xe ra vào TP.HCM tại trạm thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Ảnh: TỰ TRUNG
Theo đó, tính từ 19h ngày 19-8 đến 18h30 ngày 20-8, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.657 ca nhiễm mới, gồm 7 ca nhập cảnh và 10.650 ca ghi nhận trong nước.
Cụ thể tại Bình Dương 4.223 ca, TP.HCM 3.375 ca, Đồng Nai (686), Long An (495), Tiền Giang (367), Đà Nẵng (167), Đồng Tháp (156), Cần Thơ (147), Khánh Hòa (147), Tây Ninh (122), An Giang (111), Hà Nội (72), Nghệ An (61), Thừa Thiên Huế (61), Bến Tre (59), Bà Rịa - Vũng Tàu (57), Đắk Lắk (56), Trà Vinh (47), Bình Thuận (29), Phú Yên (27),
Vĩnh Long (23), Bắc Giang (18), Quảng Nam (17), Hà Tĩnh (15), Kiên Giang (14), Bình Định (14), Bình Phước (11), Bắc Ninh (10), Gia Lai (10), Quảng Ngãi (9), Cà Mau (7), Lạng Sơn (7), Quảng Bình (7), Lâm Đồng (4), Bạc Liêu (4), Ninh Thuận (4), Thanh Hóa (3), Ninh Bình (2), Sơn La (2), Lào Cai (1), Quảng Trị (1), Hà Nam (1), Hưng Yên (1), trong đó có 6.132 ca trong cộng đồng.
Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 11 ca. Tại Bình Dương tăng 968 ca, TP.HCM giảm 1.050 ca, Đồng Nai tăng 29 ca, Long An giảm 50 ca, Tiền Giang giảm 111 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 323.268 ca nhiễm, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.288 ca nhiễm).
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (164.524), Bình Dương (55.601), Long An (16.552), Đồng Nai (15.602), Tiền Giang (5.619), Đồng Tháp (5.554).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay), có 319.209 ca ghi nhận trong nước, trong đó 130.041 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Có 7/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Hải Phòng, Yên Bái.
Có 3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Thái Bình.
Trong ngày 20-8, có 2.756 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, đưa tổng số ca được điều trị khỏi lên 132.815 ca.
Cùng ngày, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo ghi nhận 390 ca tử vong tại TP.HCM (312), Bình Dương (41), Long An (8), Đồng Nai (7), Tiền Giang (7), Khánh Hòa (3), Sóc Trăng (3), Cần Thơ (2), Hà Nội (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bến Tre (1), Bình Thuận (1), Hải Dương (1), Nam Định (1), Trà Vinh (1).
Ngày 20-8, Bộ Y tế tiếp nhận 200 máy thở chức năng cao do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trao tặng phục vụ công tác điều trị bệnh nhân COVID-19. Dự kiến, ngay trong hôm nay 200 máy thở này sẽ được chuyển vào TP.HCM và các tỉnh phía Nam phục vụ công tác điều trị.
TP.HCM lập 200 đội công tác đặc biệt kiểm soát việc giãn cách
Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An về công tác phòng chống dịch COVID-19 diễn ra tối 19-8, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết thành phố đặt mục tiêu trong giai đoạn từ ngày 15-8 đến 31-8 phải giảm tối đa trường hợp tử vong, không để xảy ra trường hợp F0 chuyển nặng không được tiếp nhận điều trị; kiểm soát được tình hình dịch bệnh tại một số quận, huyện.
Thành phố sẽ tiến hành đánh giá nguy cơ dịch bệnh cụ thể tại các quận, huyện, thành phố Thủ Đức để có chiến lược xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, làm sạch, mở rộng "vùng xanh", cô lập, thu hẹp "vùng đỏ", để từ ngày 1-9 đến ngày 15-9 thành phố sẽ duy trì kiểm soát được lây nhiễm trong cộng đồng.
Ông cũng cho biết thành phố giao Bộ tư lệnh thành phố, Công an thành phố, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố thành lập khoảng 200 đội công tác đặc biệt để kiểm soát việc thực hiện giãn cách, hỗ trợ lương thực, thực phẩm đến tận tay người dân; 400 trạm y tế lưu động tại các phường, xã có nhiều F0; xét nghiệm nhanh và RT-PCR toàn bộ các hộ dân trong "vùng đỏ"; bổ sung thêm một số đối tượng nguy cơ cao…
Thành phố đề nghị hỗ trợ thêm hàng ngàn cán bộ y tế, hàng trăm đội lấy mẫu, xét nghiệm; một số xe xét nghiệm lưu động… Với tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 hiện nay, đến cuối tháng 8 thành phố có thể đạt tỉ lệ 70% dân số được tiêm vắc xin.
Theo baochinhphu.vn
TTO - Sáng 20-8, Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội cho biết UBND TP vừa công bố tổng đài 1022 - kênh tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị, phản ảnh và tư vấn liên quan đến phòng, chống COVID-19 trên toàn TP.