Do tác động của dịch bệnh COVID-19, người vay mua nhà đang rất cần sự chia sẻ khó khăn từ các ngân hàng bằng cách giảm lãi suất, giãn thời gian trả nợ - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Từ giữa năm 2020, thu nhập gia đình bị giảm sút do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, chị Hà đã liên hệ với nhân viên tín dụng phụ trách hợp đồng vay của gia đình chị tại MB để hỏi về các chính sách hỗ trợ lãi suất với khách hàng. Tuy nhiên, nhân viên tín dụng cho biết ngân hàng (NH) chưa có chương trình này hoặc đang hỏi lại... cấp trên.
"Tôi đọc báo thấy các NH báo lãi khủng, Chính phủ cũng có các chương trình hỗ trợ người dân nhưng NH không đả động gì đến việc chia sẻ khó khăn với khách hàng", chị Hà nói.
Theo chị Hà, khoản vay của chị tại MB vào cuối năm 2016 với lãi suất ban đầu 10,3%/năm, và từ đó đến nay, lãi suất cứ tăng chứ chưa bao giờ giảm dù lãi suất huy động của NH có thời điểm được điều chỉnh giảm mạnh. Từ năm 2020 tới nay, lãi suất cho khoản vay của gia đình chị là 10,9 - 11,3%/năm.
"Trong khi 4 năm qua, lãi suất huy động của các NH có thời điểm giảm mạnh, nhưng MB hầu như không giảm lãi cho các khoản vay mua nhà của tôi", chị Hà bức xúc.
Tương tự, anh Nguyễn Đăng Trường (TP Thủ Đức, TP.HCM) cũng vay của VCB để mua một căn hộ cách nay 2 năm với lãi suất 8,5%/năm. Do giãn cách kéo dài, thu nhập giảm mạnh, khoản gốc và lãi vay hằng tháng trở thành một gánh nặng với anh Trường, nhưng NH này cũng chẳng có chính sách hỗ trợ lãi suất hay giãn nợ như công bố trên các phương tiện đại chúng.
"Bình thường tôi đều trả nợ gốc và lãi đúng hạn vì nằm trong khả năng. Nhưng nay thu nhập giảm một nửa, không thể kham nổi nếu cứ kéo dài nên rất mong NH hỗ trợ giúp người vay vượt qua khó khăn này", anh Trường đề xuất.
TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, cho rằng trong khi hầu hết doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng tiêu cực, thu nhập của người dân giảm mạnh do dịch bệnh kéo dài gần 2 năm qua, các NH vẫn liên tục công bố lãi lớn.
"Tôi cho rằng đây là sự vô cảm của các NH trong bối cảnh hiện nay, bởi các khoản lãi lớn này cũng cho thấy sự thiếu thiện chí của các NH trong việc chia sẻ khó khăn với khách hàng" - ông Hiển nói.
Đồng thời đề nghị các NH nên có chính sách giãn nợ, giảm lãi để hỗ trợ khách vay trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh kéo dài như hiện nay.
TTO - Nguồn vốn vào bất động sản (BĐS) sẽ ngày càng hẹp sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư 22, trong đó giảm tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 40% xuống còn 30%, lộ trình từ 2020 đến 2022.
Xem thêm: mth.57565403202801202-gnah-nagn-cac-auc-mac-ov-us-al-yad-nod-nohk-ahn-aum-neit-yav-iougn/nv.ertiout