Cơ quan chức năng lập rào chắn tại Văn Miếu, Hà Nội, khu vực bắt đầu cách ly y tế từ hôm nay do ghi nhận nhiều ca mắc mới - Ảnh: NAM TRẦN
Tính từ 18h30 ngày 20-8 đến 18h ngày 21-8, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.321 ca nhiễm mới, trong đó 22 ca nhập cảnh và 11.299 ca ghi nhận trong nước tại Bình Dương (4.505), TP.HCM (4.084), Tiền Giang (589), Đồng Nai (551), Long An (393), Đà Nẵng (197), Đồng Tháp (109), Cần Thơ (100), Tây Ninh (83),
Hà Nội (76), Khánh Hòa (76), An Giang (71), Nghệ An (60), Bà Rịa - Vũng Tàu (57), Phú Yên (45), Kiên Giang (43), Bình Thuận (43), Bến Tre (42), Đắk Lắk (32), Quảng Nam (32), Trà Vinh (24), Hậu Giang (12), Gia Lai (11), Lâm Đồng (10), Bình Phước (8),
Lạng Sơn (7), Cà Mau (6), Thừa Thiên Huế (6), Quảng Bình (4), Ninh Thuận (4), Bắc Ninh (3), Quảng Ngãi (3), Thanh Hóa (3), Hà Tĩnh (3), Ninh Bình (2), Bắc Giang (2), Nam Định (1), Hải Dương (1), Phú Thọ (1); trong đó có 7.428 ca trong cộng đồng.
Ngày 21-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Dương đăng ký bổ sung 2.118 ca được lấy mẫu từ các ngày trước trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19. Như vậy trong 24 giờ qua, số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 2.767 ca. Tại Bình Dương tăng 2.400 ca, TP.HCM tăng 709 ca, Tiền Giang tăng 222 ca, Đồng Nai giảm 135 ca, Long An tăng 26 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 336.707 ca nhiễm, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 332.626 ca, trong đó có 137.313 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Biểu đồ số ca mắc tại TP.HCM tính đến ngày 21-8 - Đồ họa: NGỌC THÀNH
Có 7/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Hải Phòng, Yên Bái.
Có 3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Thái Bình.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (171.801), Bình Dương (66.447), Long An (17.440), Đồng Nai (16.839), Tiền Giang (6.575).
Có 7.272 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 21-8. Tổng số ca được điều trị khỏi đến nay là 140.087 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 687 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 24 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 20-8 là 7.540 ca, chiếm tỉ lệ 2,3% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỉ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới. Số ca tử vong trong hôm nay chưa cập nhật do Tiểu ban điều trị chưa chuyển số liệu về
Trong ngày 20-8 có 190.681 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 16.494.665 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 14.787.599 liều, tiêm mũi 2 là 1.707.066 liều.
Bộ Y tế ban hành quyết định số 4038/QĐ-BYT ngày 21-8 về việc ban hành hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà, với các hướng dẫn cụ thể về các dấu hiệu bệnh, cách chăm sóc tại nhà, khi nào cần gọi cấp cứu...
Bộ Y tế ban hành công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và y tế các bộ, ngành về việc ưu tiên tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
TP.HCM triển khai Hệ thống tra cứu thông tin người bệnh COVID-19 thông qua việc kết nối thông tin bệnh nhân trên hệ thống quản lý bệnh viện, cơ sở điều trị để cung cấp cho gia đình, bệnh nhân có thể tra cứu được tình trạng người thân của mình, nhắn tin đến người nhà bệnh nhân khi tình trạng bệnh của họ thay đổi.
Bình Dương thực hiện "ai ở đâu ở yên đó" ở 2 địa phương từ đêm nay
Từ 0h ngày 22-8, tỉnh Bình Dương nâng mức giãn cách xã hội với 11 phường ở TP Thuận An và thị xã Bến Cát, với tinh thần "ai ở đâu ở yên đó", cách ly tuyệt đối "người cách ly người, nhà cách ly nhà".
Bình Dương cũng triển khai đợt 2 về chiến lược xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng. Qua đó nhằm quét triệt để F0 ra khỏi cộng đồng; đồng thời tập trung vào khâu thu dung, điều trị, giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.
Sau 7 ngày thực hiện "cách ly nhà với nhà", thành phố Đà Nẵng quyết định kéo dài thêm 3 ngày nữa để thực hiện chiến lược tách F0 khỏi cộng đồng. Trong thời gian này, thành phố tiếp tục chiến lược xét nghiệm toàn diện 3 lần cho đại diện 100% hộ dân.
Tại Hà Nội, tổng số mẫu theo kế hoạch xét nghiệm là trên 856.400 mẫu, có 64.999 mẫu trong khu vực phong tỏa, tại khu vực nguy cơ có 416.330 mẫu, 375.090 mẫu thuộc đối tương nguy cơ, đến 16h chiều 21-8 Hà Nội đã lấy 788.106 mẫu, đạt 92% kế hoạch, tổng số mẫu đã xét nghiệm là 383.357 mẫu, ghi nhận 49 mẫu dương tính, trong đó có 45 mẫu là người sinh sống trong khu vực nguy cơ, 4 mẫu trong khu vực đang phong tỏa.
TTO - Ngày 21-8, Ban chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) họp và thống nhất dừng V-League 2021 vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. Việc kéo dài giải đấu đến năm 2022 như kế hoạch trước đó sẽ không được tiến hành.