vĐồng tin tức tài chính 365

Nguồn cung thực phẩm, nông sản cho TPHCM ra sao khi "ai ở đâu, ở yên đó"?

2021-08-24 07:54

Nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm, nông sản tại TPHCM trong thời gian giãn cách giảm so với thời điểm trước khi dịch bùng phát. Tuy nhiên, có thời điểm nhiều mặt hàng trở nên khan hiếm do khâu lưu thông và phân phối.

Nhu cầu lớn nhưng đủ nguồn cung đáp ứng

Số liệu công bố mới đây của UBND TPHCM, nhu cầu hàng tiêu dùng bình quân tại thành phố được tính trên 9,4 triệu dân cần khoảng 10.964 tấn/ngày, trong đó cần khoảng 1.980 tấn gạo; 660 tấn mì, bún, phở; 755 tấn thịt gia súc và 660 tấn thịt gia cầm; 236 tấn thực phẩm chế biến; 108 tấn trứng gia cầm (2,1 triệu quả)…

Về các loại rau củ quả, nhu cầu tiêu dùng mỗi ngày tại TPHCM cần hơn 4.200 tấn. Cùng với đó, các mặt hàng như sữa, dầu ăn, đường, muối, nước chấm có nhu cầu bình quân mỗi ngày cũng lên tới từ hàng chục đến hàng trăm tấn, hoặc từ hàng chục ngàn đến hàng triệu lít.

Trong số trên, những mặt hàng thực phẩm chủ lực như gạo, thịt lợn, thịt gia cầm, hải sản…, nguồn tự cung của TPHCM ít hoặc rất ít, phải dựa vào nguồn cung từ các tỉnh trong khu vực Đông Nam bộ và ĐBSCL.

Đơn cử như gạo, nguồn cung từ ĐBSCL không chỉ đủ đáp ứng cho nhu cầu của Đông Nam bộ (thiếu 1.060 ngàn tấn từ tháng 8-12.2021) trong đó gồm TPHCM, mà còn đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.

Trong thời gian giãn cách, lượng heo cung cấp cho TPHCM trung bình một ngày khoảng 6.300/10.000 con, giảm 37% so với thời điểm trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Lượng gà cung cấp cho thành phố trung bình mỗi ngày cũng giảm 28%, thịt bò giảm 56%,...

Tuy nhiên theo nhận định từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian giãn cách nhu cầu tiêu thụ của người dân cũng giảm nhiều so với giai đoạn chưa bùng phát dịch, do đó với lượng thịt heo, gà được giết mổ hiện nay vẫn đủ để cung cấp cho người dân tại TPHCM.

Vấn đề ở khâu bài toán lưu thông, phân phối

Một trong những loại thực phẩm chủ lực khu vực Đông Nam bộ thiếu 158 ngàn tấn là rau màu tính từ tháng 8-12.2021 thì ĐBSCL lại thừa nhiều, đáp ứng được cho cả trong nước và xuất khẩu.

Trong khi đó, cả Đông Nam bộ và ĐBSCL đều dồi dào cây ăn trái. Riêng trong tháng 9, khu vực 19 tỉnh, thành Nam bộ cần tiêu thụ hàng trăm ngàn tấn 13 loại cây ăn trái.

Bài toán lớn nhất lúc này không phải là nguồn cung (vì không thiếu), mà chính là khả năng kết nối cung - cầu và lưu thông, phân phối.

Bởi nếu đứt gãy về kết nối và lưu thông, hàng triệu quả trứng giá cầm, hàng trăm ngàn tấn trái cây, hàng ngàn tất rau củ quả của Đông Nam bộ và ĐBSCL có thể bị hư hại, lãng phí vì không thể thu hoạch đưa về thị trường TPHCM, trong khi thị trường thành phố lại bị khan hiếm.

Điều này đã xảy ra khi TPHCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 vào đầu tháng 7.2021, khiến cho giá cả các loại rau xanh, củ quả tăng mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 20.8, tổng cộng đã có 1.218 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm đăng ký với Tổ Công tác 970 của Bộ.

Đặc biệt là việc thí điểm gói combo 10kg/túi nông sản được nhiều tỉnh, thành tham gia nhằm giúp nông dân tiêu thụ được nông sản đang ùn ứ tại tỉnh và giúp người tiêu dùng tại các khu cách ly, khu nhà trọ công nhân tại TPHCM tiếp cận được nông sản tươi giá rẻ, bình quân 10.000 đồng/kg.

Hiện nay, khả năng cung cấp từ các tỉnh về TPHCM khoảng 80.000 túi/tuần (tương ứng 800 tấn/tuần). Nếu có sự hỗ trợ vận chuyển, khả năng cung cấp có thể đạt từ 120.000-150.000 túi/tuần.

Xem thêm: odl.753549-od-ney-o-uad-o-ia-ihk-oas-ar-mchpt-ohc-nas-gnon-mahp-cuht-gnuc-nougn/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nguồn cung thực phẩm, nông sản cho TPHCM ra sao khi "ai ở đâu, ở yên đó"?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools