Áp phích kêu gọi phòng chống COVID-19 ở Đức - Ảnh: AFP
Theo thông báo ngày 23-8 của Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn, tỉ lệ nhập viện của bệnh nhân COVID-19 ở các bệnh viện sẽ được sử dụng như một tiêu chí mới trong Luật phòng chống lây nhiễm.
Bộ trưởng Spahn - người thuộc Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Angela Merkel, giải thích với đài truyền hình ZDF hôm 23-8: "Quy chuẩn 50 ca trong luật hiện hành đã hoàn thành chức năng của mình. Đó là lý do tôi đề xuất nhanh chóng loại bỏ quy chuẩn này khỏi luật".
Tiêu chuẩn mới về mức độ nhập viện sẽ được đệ trình thay đổi trong luật trước khi Đức tổng tuyển cử vào ngày 26-9 tới.
Ông Armin Laschet (đảng CDU) - ứng viên Thủ tướng Đức của liên đảng, cũng cho rằng tỉ lệ 50 ca đã "lỗi thời" vì hiện nay nhiều người dân Đức đã được tiêm chủng đầy đủ.
Ngày 23-8, tỉ lệ mắc mới trong 7 ngày ở Đức đã tăng lên 56,4 trường hợp trên 100.000 dân, mức ghi nhận ngày trước đó là 54,5. Có 3.668 ca mới được ghi nhận trong 24 giờ và 4 trường hợp tử vong.
Báo Thelocal.de cho biết một số bang ở Đức - bao gồm Baden-Württemburg - đã từ bỏ việc tập trung vào tỉ lệ ca bệnh mới. Thay vào đó, họ đang sử dụng hệ thống thẻ y tế mở rộng của Đức, quy định quyền ra vào hầu hết các không gian trong nhà, bất kể số trường hợp ca nhiễm ở bang đang là bao nhiêu.
Kể từ ngày 23-8, chính quyền nhiều bang ở nước này bắt đầu áp dụng quy tắc 3G [viết tắt từ tiếng Đức của 3 chữ: Geimpft (Đã tiêm phòng), Genesen (Đã khỏi bệnh) và Getestet (Đã xét nghiệm)] để những người thuộc diện 3G có thể dễ dàng tham gia vào cuộc sống bình thường.
Cụ thể, những ai muốn vào nhà hàng, rạp chiếu phim, nhà hát, tiệm làm tóc, phòng tập gym, bể bơi và trung tâm thể thao, bệnh viện, viện dưỡng lão và các cơ sở tương tự... cần phải mang theo giấy tờ hoặc thông tin chứng minh đã tiêm đủ, đã khỏi bệnh hoặc vừa làm xét nghiệm với kết quả âm tính (xét nghiệm nhanh có giá trị trong 24 giờ, xét nghiệm PCR trong 48 giờ).
Bộ trưởng Spahn cũng kêu gọi những người chưa tiêm chủng, đặc biệt là những người đã khỏi bệnh, nhanh chóng đi tiêm chủng do chưa có nghiên cứu chính xác về thời gian tồn tại tải lượng kháng thể ở những người đã khỏi bệnh.
Hiện Đức có khoảng 3,7 triệu người đã khỏi bệnh, 59% dân số được tiêm đầy đủ. Trong khi đó đang ngày càng có nhiều trường hợp đã tiêm đủ vắc xin vẫn mắc COVID-19.
Vào thời điểm ngày 19-7, nước Đức chỉ ghi nhận 6.900 ca nhiễm đã tiêm đủ vắc xin thì đến ngày 20-8 đã ghi nhận 13.300 ca thuộc diện này.
Đây là thông tin đáng báo động ở Đức bởi những người đã tiêm đủ nhiễm bệnh thì có thể không bị chuyển nặng nhưng vẫn có thể lây truyền virus cho người khác. Trong thời gian đầu mắc COVID-19, khả năng lây truyền virus ở người đã tiêm đủ cũng giống như người chưa tiêm chủng.
Theo hãng tin Reuters sáng 24-8, số liệu của Viện Robert Koch cập nhật: Đức ghi nhận thêm 5.747 ca nhiễm mới và 42 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm bệnh ở Đức từ đầu dịch lên 3.877.612 ca và 92.022 ca tử vong.
Trên cả nước Đức hiện còn 80.300 ca nhiễm bệnh. Trong số các bệnh nhân hiện nay, có 775 ca được điều trị trong các phòng chăm sóc tích cực, trong đó có 360 ca phải thở máy.
TTO - Hai nước láng giềng Singapore và Malaysia đang cùng theo đuổi kế hoạch mở cửa nền kinh tế tiệm tiến với tốc độ phủ vắc xin và hướng tới điều trị COVID-19 như bệnh đặc hữu.
Xem thêm: mth.31905351142801202-neiv-pahn-ac-os-oeht-hcid-od-cum-hnid-cax-cud/nv.ertiout