Gần một nửa số tuyển thủ Saudi Arabia hiện tại đang khoác áo CLB Al-Hilal - Ảnh: Goal.com
Điều này do Saudi Professional League (Giải vô địch Saudi Arabia, SPL) hiện là giải đấu số 1 châu Á về giá trị cầu thủ.
Giải đấu đắt giá nhất châu Á
Một năm trước, Giải vô địch Trung Quốc (Chinese Super League, CSL) còn là "miền đất hứa" của các ngôi sao đến từ châu Âu, Nam Mỹ và châu Phi. Chỉ trong vòng 3 năm từ 2017 đến 2020, các CLB của Trung Quốc đã chi hơn 400 triệu USD để mang về các ngoại binh đắt giá.
Nhưng rồi lạm phát đã khiến bong bóng tài chính của CSL sớm tan vỡ. Thêm vào đó, sự sa sút của đội tuyển Trung Quốc khiến chính phủ nước này quyết tâm thực hiện cuộc đại cải tổ.
Vì thế, từ chỗ được định giá hơn 600 triệu euro, tổng giá trị cầu thủ của CSL hiện chỉ còn 217 triệu euro và là giải đấu thứ 3 ở châu Á. Thứ hai là J-League 1 (Nhật) với 323 triệu euro, và dẫn đầu là SPL với 361 triệu euro.
Sự đắt giá của SPL là do họ được xem là giải đấu tự do bậc nhất châu Á trong vấn đề đăng ký cầu thủ ngoại.
Cụ thể, mỗi CLB ở SPL được đăng ký tối đa đến 7 ngoại binh, nhiều hơn gấp đôi hoặc gấp rưỡi so với hầu hết các giải vô địch hàng đầu châu Á hiện tại. Mùa giải 2018-2019, các CLB của SPL chi 195 triệu euro để mua cầu thủ, và chỉ thu về 7 triệu euro theo chiều bán.
Mùa hè rồi, khi bóng đá châu Á vẫn còn lao đao vì đại dịch, các CLB ở SPL vẫn thực chi 50 triệu euro để mua cầu thủ (CSL là 6,6 triệu euro). Hiện có hơn 100 ngoại binh chơi bóng ở SPL.
Có đi vào vết xe đổ của CSL?
Sự giàu có của SPL hiện tại khiến người ta liên tưởng với CSL. Sự nghi ngờ này có cơ sở bởi năm 2018, hoàng tử Mohammed bin Salman đã dùng 340 triệu USD để trang trải nợ nần cho các CLB của SPL.
Dù vậy Simon Chadwick, giáo sư nổi tiếng về chuyên ngành thể thao Á - Âu, tỏ ra lạc quan khi nhận định về tương lai của bóng đá Ả Rập.
Trước đây, giáo sư Chadwick từng chê Trung Quốc là "thiếu một nền văn hóa bóng đá" và tỏ ra nghi ngại tính bền vững của CSL.
"Bóng đá Saudi Arabia vững vàng hơn ở cấp độ CLB và cả ở cấp độ quốc tế. Họ ngày càng trở nên kỷ luật hơn về tài chính cũng như có định hướng thương mại rõ ràng", ông Chadwick nói.
Saudi Arabia có nền tảng tốt hơn bóng đá Trung Quốc cả về CLB lẫn đội tuyển quốc gia. Ở đấu trường AFC Champions League, CLB Al-Hilal của Saudi Arabia là đội bóng giàu thành tích nhất với 3 lần vô địch cùng 4 lần á quân. Hầu như năm nào Saudi Arabia cũng có CLB lọt vào bán kết giải này.
Thành tích của các CLB Saudi Arabia tỉ lệ thuận với đầu tư của họ trên thị trường chuyển nhượng. Nó trái ngược với CSL bởi kể từ khi đổ tiền ồ ạt mua sao ngoại, thành tích của họ ở AFC Champions League cũng hoàn toàn sa sút.
Mức độ chi tiền của các CLB của Saudi Arabia cũng tiết chế hơn rất nhiều so với CLB của CSL.
Bản hợp đồng đắt giá nhất của họ đến nay là tiền vệ Matheus Pereira, được CLB Al-Hilal mua từ West Brom với giá 18 triệu euro (CSL có đến 20 thương vụ đắt giá hơn Pereira). Do đó, trình độ các ngoại binh cũng không quá chênh lệch so với cầu thủ Saudi Arabia.
Với 5 lần giành vé dự World Cup, chất lượng các cầu thủ Saudi Arabia trội hơn so với Trung Quốc nên chính sách tăng cường ngoại binh của họ không gây ra tác động tiêu cực với cầu thủ bản địa.
Vì sao cầu thủ Saudi Arabia không ra nước ngoài?
Có rất ít cầu thủ Saudi Arabia ra nước ngoài thi đấu, dù trình độ của họ không hề kém cầu thủ Hàn Quốc hay Nhật Bản. Ngay cả Iran cũng có hàng chục cầu thủ chơi bóng ở châu Âu.
Xu hướng "hướng nội" của cầu thủ Saudi Arabia xuất phát từ quan điểm của nền bóng đá nước này những năm thập niên 1990.
Khi đó, họ cấm cầu thủ xuất ngoại để không bị chảy máu nhân tài. Lệnh cấm này bị dẹp bỏ từ năm 1998 nhưng vẫn không làm thay đổi tư duy người Saudi Arabia.
Kế đến là đãi ngộ của các CLB ở SPL quá tốt. Hầu hết những trụ cột ở tuyển Saudi Arabia hiện tại đều có mức lương khoảng 1 triệu USD ở CLB - tương đương với các ngôi sao trẻ ở châu Âu.
TTO - Chiều 18-8, đội tuyển Việt Nam tiếp tục quá trình tập luyện chuẩn bị cho vòng loại cuối World Cup 2022. HLV Park Hang Seo sẽ mang 25 hoặc 26 cầu thủ đội tuyển Việt Nam sang Saudi Arabia.
Xem thêm: mth.72683119052801202-a-uahc-auc-iom-auh-tad-neim-aibara-iduas-hcid-ov-iaig/nv.ertiout