vĐồng tin tức tài chính 365

Ngân hàng: Điều chỉnh room ngoại và câu chuyện đường dài

2021-08-27 18:25

Thị trường đang chứng kiến những điều chỉnh xung quanh tỷ lệ sở hữu cổ phần (room) của các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng.

Tuy nhiên, theo đánh giá của giới phân tích, việc điều chỉnh room ngoại phụ thuộc vào chiến lược, kế hoạch kinh doanh của từng ngân hàng vào từng thời điểm.

Đơn cử, mới đây, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB, mã chứng khoán: SHB) đã công bố tạm khóa room của các nhà đầu tư nước ngoài ở mức 10% nhằm thực hiện phương án chào bán, phát hành chứng khoán đã được Đại hội đồng cổ đông năm 2021 thông qua.

Trước đó, Đại hội đồng cổ đông năm 2021 đã thông qua tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không quá 20% vốn điều lệ. Đồng thời, SHB cũng chốt tỷ lệ sở hữu nước ngoài 10% tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD).

Đại diện SHB cho biết việc này giúp ngân hàng này có thể tìm và chọn ra những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có năng lực phù hợp, hỗ trợ mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông, khách hàng và chính ngân hàng.

Hay VSD vừa thông báo SeABank (mã chứng khoán: SSB) mở room sở hữu nước ngoài tối đa từ 0% lên 5%. Ngân hàng này cũng thông báo không thực hiện phát hành cổ phiếu theo hình thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, thay vào phát hành cho cổ đông hiện hữu.

Thực tế, Nghị định 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam quy định tổng mức sở hữu cổ phần (room) của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam.

Tuy nhiên, quan sát trên thị trường, dù khoá hay mở room thì rất ít ngân hàng nới kịch room mà đa phần chốt room dưới mức này.

Ngân hàng điều chỉnh room ngoại và câu chuyện đường dài
Ảnh minh họa. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Các chuyên gia lý giải các nhà đầu tư nước ngoài mua bán cổ phiếu đang lưu hành chỉ để chốt lời thì nguồn vốn này chỉ mang tính chất ngắn hạn. Chưa kể, việc nới kịch room khiến dư địa room cạn dần, qua đó ảnh hưởng đến kế hoạch huy động.

Trong khi mục tiêu huy động vốn chính của các ngân hàng là bổ sung, tăng nguồn vốn trung và dài hạn, phục vụ các kế hoạch, chiến lược tăng trưởng theo lộ trình đề ra, đồng thời giúp nâng cao các tỷ lệ an toàn hoạt động.

Tiến sỹ Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), chia sẻ áp lực tăng vốn của ngành ngân hàng vẫn chưa hề giảm trong năm 2021. Bởi trong vòng 10 năm gần đây, tốc độ tăng tổng tài sản của hệ thống ngân hàng trung bình từ 10 - 12%/năm, dư nợ tín dụng cũng tăng bình quân 14%/năm.

Với mức tăng đó, các ngân hàng buộc phải tăng vốn để đảm bảo an toàn vốn đối với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, các ngân hàng phải bảo đảm hệ số CAR tối thiểu theo quy chuẩn quản trị rủi ro Basel II, từ đó để được xem xét nâng hạng tín nhiệm của các tổ chức xếp hạng uy tín, tăng sức hấp dẫn trong ngành.

Ở góc độ các nhà đầu tư nước ngoài vẫn thể hiện sự “ưa chuộng” với ngành ngân hàng dù các ngân hàng chưa nới “kịch” room hay đã “khóa” room dưới mức cho phép 30% khi vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và chất lượng tài sản tốt.

Về phía Công ty cổ phần Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam không phủ nhận, ngành ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng từ đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ 4 khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng quý 3/2021 có phần chững lại.

Tuy nhiên, về dài hạn, khi ngành sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thương mại và du lịch phục hồi sẽ tạo động lực kích thích tăng trưởng toàn ngành ngân hàng.

Mới đây, trong báo cáo điểm lại tháng 8/2021 của Ngân hàng Thế giới (WB) có chủ đề "Việt Nam số hóa: Con đường đến tương lai” đã ghi nhận mức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam còn khoảng 4,8% trong năm 2021.

Song ông Rahul Kitchlu, quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh: "Tuy rủi ro theo hướng suy giảm đã gia tăng nhưng các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc và nền kinh tế có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5 - 7% từ năm 2022 trở đi.”

Trước đó, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm gồm Moody’s, Standard & Poor's (S&P) và Fitch đồng loạt nâng triển vọng lên “tích cực.”

Đây chính là những điểm nhấn thu hút sự quan tâm, chờ đợi của các nhà đầu tư nước ngoài đối với room ngoại của các ngân hàng. Đặc biệt, đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính có hiệu lực đồng nghĩa với việc các tổ chức này sẽ được nâng mức nắm giữ lên 49% vốn điều lệ trong 2 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam theo cam kết trong vòng 5 năm.

Bốn ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước không thuộc cam kết gồm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)./.

Xem thêm: lmth.67360000042210202-iad-gnoud-neyuhc-uac-av-iaogn-moor-hnihc-ueid-gnah-nagn/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngân hàng: Điều chỉnh room ngoại và câu chuyện đường dài”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools