Người dân bắt được con cá sấu trong tình trạng rất yếu tại cống nước một nhà máy luyện kim - Ảnh: SCMP
Các bức ảnh và video ghi lại hành vi của 5 người này lan truyền trên mạng xã hội khiến Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Đông Nam Sulawesi (BKSDA) phải vào cuộc.
Theo BKSDA, 5 công nhân Trung Quốc vi phạm luật pháp Indonesia vì cá sấu là loài động vật được bảo vệ.
Theo báo SCMP, người dân địa phương phát hiện và bắt con cá sấu trong cống nước gần nhà máy luyện kim, do Công ty Obsidian Stainless Steel (OSS) vận hành vào ngày 25-8.
Các công nhân Trung Quốc cho biết đã xin người dân địa phương con cá sấu. Trước khi bị giết và ăn thịt, con vật bị trói và được cho đeo kính râm với mũ bảo hộ của công nhân.
Con cá sấu bị chơi đùa trước khi bị làm thịt - Ảnh: SCMP
Người dân địa phương liền thông báo cho cơ quan chức năng nhưng đã quá muộn. Khi nhà chức trách tới, họ chỉ tìm thấy vết máu của con cá sấu, cũng như phần thịt chưa ăn hết trong nồi.
"Các công nhân nước ngoài không biết cá sấu là động vật được bảo vệ ở Indonesia", Sakrianto Djawie, người đứng đầu BKSDA cho biết.
Theo ông Sakrianto, có nhiều cá sấu sống trong đầm lầy và sông ở Morosi, đảo Sulawesi.
"Đó là môi trường sống của chúng, nhưng đã bị hủy hoại do các hoạt động khai thác trong khu vực. Vì vậy cá sấu buộc phải lên bờ", ông Sakrianto cho biết.
Nếu bị kết tội, nhóm công nhân Trung Quốc có thể bị phạt tù 5 năm, theo Luật bảo tồn tài nguyên thiên nhiên năm 1990.
Cơ quan chức năng làm việc với nhóm công nhân, bên dưới chân là nồi thịt cá sấu - Ảnh: SCMP
Cựu bộ trưởng Thanh niên và thể thao Roy Suryo nói nên trục xuất 5 công nhân khỏi Indonesia.
"Chúng ta cần trục xuất họ. Họ không thể vin vào chuyện không biết luật. Họ có thể đọc luật và các quy định. Điều này thực sự vô nhân đạo", ông Roy nói.
Vụ việc cũng cho thấy thách thức mà Indonesia phải đối mặt trong việc bảo vệ loài có nguy cơ bị tuyệt chủng do bị con người xâm phạm môi trường sống tự nhiên.
Trong tuần này, ở tỉnh Aceh, một con hổ Sumatra và 2 hổ con của nó đã chết vì bẫy. Trong khi đó, chỉ còn vài trăm con hổ trong tự nhiên.
Tháng trước, một con voi Sumatra bị chặt đầu tại đồn điền trồng dầu cọ ở Aceh, chiếc ngà bị lấy mất. Loài voi này được cho là loài cực kỳ nguy cấp, ước tính chỉ còn 500 con ở Indonesia.
TTO - Truyền thông nhà nước Trung Quốc đặt ra một loạt câu hỏi về mối quan hệ giữa Chu Giang Dũng và các doanh nghiệp đặt trụ sở tại Hàng Châu. Ông Chu là quan chức cấp cao nhất bị điều tra sau Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Xem thêm: mth.73385751272801202-ad-gnaoh-uas-ac-tiht-mal-iv-ut-na-tam-iod-couq-gnurt-iougn-5/nv.ertiout