vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp vượt khó, tái cấu trúc để thích nghi

2021-08-29 16:51

Theo Tổng Cục thống kê, trong 7 tháng qua đã có tới gần 80.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, trung bình mỗi tháng có gần 11.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Nhiều doanh nghiệp phản ánh, việc chịu ảnh hưởng nặng nề khi dịch Covid -19 kéo dài suốt 2 năm vừa qua đã khiến nhiều doanh nghiệp đang “đuối sức”, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, dịch bệnh lần thứ 4 khiến các doanh nghiệp lao đao về tài chính do không thu được tiền bán hàng, đứt gãy nguồn cung nguyên liệu. Nhiều đơn hàng bị hủy, quy mô sản xuất giảm trong khi tích lũy vốn của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế…

Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, cũng có nhiều doanh nghiệp thích nghi bằng việc đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển các thị trường nghách, nắm bắt các giải pháp công nghệ để có thể biến những ý tưởng kinh doanh trở thành hiện thực trong giai đoạn này.

“Dịch bệnh Covid 19 đã làm thay đổi thói quen nhu cầu của các bạn hàng và khách hàng. Các doanh nghiệp đã xác định và nhận thức được phải chuyển đổi, từ việc tương tác khách hàng với bạn hàng trực tiếp sang hình thức trực tuyến, bán hàng online trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, lách vào những thị trường nhỏ nhưng đầu ra tương đối đảm bảo, đây cũng là một động lực từ hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp tiếp tục tồn tại”, ông Tô Hoài Nam cho biết.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp vượt khó, tái cấu trúc để thích nghi

Trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp thích nghi bằng việc phát triển các thị trường nghách. Ảnh: VOV

Đồng tình với quan điểm này, theo GS.TS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhìn lại hơn 1 năm cho thấy, sự chuyển dịch của doanh nghiệp rất nhanh, bắt đầu từ chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh. Cụ thể, như trước đây, dù chưa từng hoạt động trong lĩnh vực y tế, sản xuất khẩu trang, bảo hộ, dung dịch sát trùng, sát khuẩn… nhưng nhiều doanh nghiệp nhanh chóng xoay chuyển tình thế, không chỉ cung ứng đủ hàng hoá phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng ở hàng loạt doanh nghiệp. Rõ ràng, Việt Nam có cơ hội trong cuộc cách mạng 4.0 khi nhiều doanh nghiệp chuyển sang phương thức tiếp cận thị trường bằng công nghệ, giới thiệu, kinh doanh hàng hóa thông qua nền tảng số, không dừng lại ở tiêu thụ trong nước, mà vươn ra bắt tay, kết nối với bạn hàng nước ngoài để duy trì xuất khẩu.

“Bản thân các doanh nghiệp phải nhìn nhận được trong thách thức có những cơ hội, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy thì các doanh nghiệp phải tìm cách chuyển đổi công nghệ sản xuất, quy trình công nghệ, hướng đầu tư của mình để thế chân vào được những khâu thiếu hụt của chuỗi cung ứng trên thế giới. Từ đó, cũng để chúng ta sẽ không quá lệ thuộc vào chuỗi cung ứng đó. Với thị trường trăm triệu dân trong nước là rất lớn, đây chính là ở điều kiện để cho doanh nghiệp Việt Nam giữ vững chân thị trường trong nước, cùng với đó nâng cao trình độ để chúng ta sẵn sàng tạo ra sản phẩm đáp ứng được với thị trường thế giới”, GS.TS. Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Trước đó, vào hồi tháng 7/2021, bộ Công Thương cũng đã đăng tải thay đổi mô hình kinh doanh, từ sản xuất đến phân phối, vận chuyển, tiêu thụ để giúp doanh nghiệp "vượt khó" trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng hiện nay. 

Đầu tiên là phát triển thương mại điện tử, do tính chất lây nhiễm cao của vi rút Covid-19 và tính tiện lợi từ việc giao-đặt hàng online, các dịch vụ mua bán hàng hóa không tiếp xúc gia tăng mạnh. Theo một khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường của Hoa Kỳ - Forrester, năm 2020, 58% người tiêu dùng chọn chi tiêu trực tuyến, tăng 12% so với mức trước đại dịch. 

Bên cạnh đó, số người tiêu dùng trực tuyến ngày càng tăng còn do thế hệ Z – thế hệ được sinh ra sau khi internet trở nên phổ biến rộng rãi, được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ - đang dần trở thành lực lượng dân số chính hiện nay. Vì vậy, ứng dụng công nghệ số trong chi tiêu, mua sắm là xu hướng tất yếu của những người tiêu dùng trẻ hiện đại. 

Thứ hai, kinh doanh có ý thức. Kết quả cuộc khảo sát được thực hiện bởi Accenture PLC - một công ty trong Fortune Global 500 - vào tháng 4/2020 cũng cho thấy, 60% người tiêu dùng muốn mua hàng thân thiện với môi trường. Sử dụng ít nhựa hơn là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng trước Covid-19, nhưng hiện nay là những lo ngại về biến đổi khí hậu kèm theo môi trường sống. 71% người tiêu dùng trên toàn thế giới cho rằng biến đổi khí hậu cũng quan trọng như Covid và họ sẵn sàng góp phần xây dựng môi trường sống bền vững thông qua chi tiêu vào các sản phẩm được chứng nhận “xanh”, “không ảnh hưởng môi trường”.

Cuối cùng là ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong phân phối. Vận chuyển hàng hóa, Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng, giảm dịch vụ khách hàng và gây ra sự chậm trễ giao hàng. Đồng thời, người tiêu dùng hiện đại cũng nâng cao kỳ vọng, trở thành tiêu chuẩn trong nhu cầu chi tiêu, tạo ra áp lực mới cho các doanh nghiệp. Do đó, ngay cả những doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hậu cần, logistics cũng cần thay đổi mô hình kinh doanh. Các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain và tự động hóa đang được tích hợp vào mạng cung cấp kỹ thuật số, tích hợp dữ liệu và thông tin từ các nguồn khác nhau để thúc đẩy phân phối hàng hóa sản xuất dọc theo chuỗi giá trị... 

Ảnh: VOV

Han (t/h từ VOV, Bộ Công thương)

 

Xem thêm: lmth.628525a-ihgn-hciht-ed-curt-uac-iat-ohk-touv-peihgn-hnaod/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp vượt khó, tái cấu trúc để thích nghi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools