Enzyme sPLA2-II có những điểm tương đồng với một loại enzyme trong nọc rắn đuôi chuông. Thông thường, cơ thể của người khỏe mạnh cũng có một lượng nhỏ enzyme này, nó có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
Tuy nhiên, lượng enzyme trong cơ thể quá cao như khi bị rắn đuôi chuông cắn có thể phá hủy lớp màng của các cơ quan quan trọng. Khi cơ thể bị suy nhược và các cơ quan bắt đầu suy yếu, màng cơ quan sẽ trông giống với màng tế bào của vi khuẩn, vì thế enzyme sẽ tấn công những màng tế bào đó, khiến bệnh nhân COVID-19 chuyển biến nặng. Từ một cơ chế kháng bệnh, enzyme lúc này lại chuyển sang tấn công cơ thể.
Nhiều ca tử vong vì COVID-19 đã được phát hiện có lượng enzyme sPLA2-IIA rất cao. Do đó, việc tập trung điều trị nhằm giảm nồng độ enzyme có thể giúp điều trị ca bệnh nặng cũng như cứu mạng sống của nhiều bệnh nhân khác.
“Hiện chúng ta đã có sẵn các chất ức chế sPLA2-IIA dùng để trị rắn cắn, nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ việc sử dụng các chất ức chế này ở những bệnh nhân có nồng độ sPLA2-IIA tăng cao để giảm hoặc thậm chí ngăn ngừa tỉ lệ tử vong khi nhiễm COVID-19” - TS Del Poeta, thành viên nhóm nghiên cứu, khẳng định.