vĐồng tin tức tài chính 365

Afghanistan, ngã tư châu Á rền tiếng súng - Kỳ cuối: Bóng ma khủng bố quốc tế sẽ trỗi dậy?

2021-08-31 10:55
Afghanistan, ngã tư châu Á rền tiếng súng - Kỳ cuối: Bóng ma khủng bố quốc tế sẽ trỗi dậy? - Ảnh 1.

ISKP xử tử một tay súng Taliban ngày 1-8-2019 - Ảnh: offbeatresearch.com

"Afghanistan không được trở thành hang ổ khủng bố lần nữa... Các nhóm khủng bố đang hiện diện ở Afghanistan và sẽ tìm cách tận dụng tình hình bất ổn" - ngày 16-8, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phát biểu như trên một ngày sau khi Taliban cầm quyền ở Afghanistan. 

Lời cảnh báo đã thành sự thật. Khoảng 6h chiều 26-8-2021, một vụ nổ long trời lở đất làm rung chuyển sân bay quốc tế ở thủ đô Kabul.

"Mối liên hệ giữa ISKP với IS ở Iraq-Syria chỉ mang ý nghĩa chính trị và biểu tượng hơn là quân sự hoặc hậu cần. Các toán di chuyển qua lại giữa Afghanistan với Trung Đông rất hạn chế.

Gilles Dorronsoro và Adam Baczko

Lập căn cứ địa ở tỉnh Nangarhar

Một tên đánh bom liều chết kích hoạt đai chất nổ giữa hàng ngàn người chờ làm thủ tục di tản tập trung trước cổng vào Abbey có binh sĩ Mỹ canh gác. Sau vụ nổ, có nhiều tiếng súng bắn xối xả vào đám đông hỗn loạn. Hàng trăm người thiệt mạng, trong đó có 13 binh sĩ Mỹ. 

Tối hôm đó, nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tỉnh Khorasan (ISKP) đã lên tiếng nhận trách nhiệm.

Nguồn gốc ISKP xuất phát từ tháng 7-2014 khi thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi tự xưng quốc vương Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq-Syria và kêu gọi các nhóm Hồi giáo gia nhập IS. Cùng năm tại Pakistan, chính phủ bắt đầu đàm phán với Phong trào Taliban ở Pakistan (TTP-Tehrik-e-Taliban Pakistan). 

Nội bộ TTP phân hóa, cánh cực đoan tức giận. Tháng 11-2014, nhóm Jundallah tuyên bố ly khai với TTP và tuyên thệ trung thành với IS ở Iraq-Syria. Đây là nhóm vũ trang đầu tiên trong khu vực Afghanistan và Pakistan liên quan đến IS Iraq-Syria.

Tháng 1-2015, IS tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo tỉnh Khorasan (viết tắt là ISKP, ISIS-K hay ISK). Tỉnh Khorasan được dùng để chỉ khu vực gồm Afghanistan, Pakistan, Iran và Trung Á hiện nay. 

Theo nghiên cứu của GS Gilles Dorronsoro và nghiên cứu sinh tiến sĩ Adam Baczko đăng trên tạp chí Critique internationale (Pháp), cách tuyển mộ chủ yếu của ISKP là tiếp nhận các tay súng đào ngũ từ các nhóm khác rồi tuyên bố quyền kiểm soát các khu vực trước đây do các nhóm này kiểm soát.

Ngoài các tay súng người Pakistan, nhiều tay súng Taliban ở Afghanistan bất mãn đã bỏ Taliban đầu quân cho ISKP. Ví dụ Mullah Rauf Khadem, chỉ huy Taliban ở tỉnh Helmand, đã dẫn 100 quân gia nhập ISKP. Tháng 8-2015 Usman Ghazi, chỉ huy Phong trào Hồi giáo Uzbekistan (IMO), tuyên bố liên minh với ISKP.

Từ năm 2015, ISKP đã xây dựng căn cứ địa tại huyện Sherzad (tỉnh Nangarhar) giáp giới Pakistan vào thời điểm bộ máy chính quyền tê liệt và Taliban chưa kịp bám trụ. Các tân binh tham gia huấn luyện tại đây. 

Năm 2018, ISKP được đánh giá là một trong bốn tổ chức khủng bố gây chết chóc nhiều nhất thế giới. Đến năm 2019, quân đội chính phủ thông báo sau nhiều chiến dịch phối hợp với quân đội Mỹ, ISKP tại tỉnh Nangarhar đã bị tiêu diệt. Hơn 1.400 quân ISKP và gia đình đầu hàng chính phủ vào cuối năm 2019. Sau đó, chúng chỉ còn sử dụng các tổ ít người tấn công trong thành thị.

GS Karim Pakzad ở Viện Nghiên cứu quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS) phân tích về lịch sử IS Iraq-Syria ra đời có liên quan đến cuộc chiến chống dòng Shiite. Chúng không xem dòng Shiite là người Hồi giáo và tiếp tục theo đuổi chính sách này ở Afghanistan. Nhà nghiên cứu Niklaus Miszak nhận định ISKP cho rằng phải tiến hành chiến lược thanh lọc Afghanistan vì các thực hành tôn giáo ở Afghanistan là tôn thờ ngẫu tượng, không đặt nền tảng kinh Koran.

Đánh giá về cấu trúc trước đây của ISKP, hai nhà nghiên cứu Gilles Dorronsoro và Adam Baczko khẳng định trên thực tế tại Afghanistan, các nhóm liên quan đến ISKP chỉ có một điểm chung là tuyên thệ trung thành với IS, ngoài ra các nhóm không phối hợp hay hỗ trợ chiến đấu gì cho nhau. Nói tóm lại, trước đây các nhóm ISKP nổi lên ở nhiều tỉnh cùng lúc nhưng không có chiến lược phối hợp hoặc hậu cần chung.

Afghanistan, ngã tư châu Á rền tiếng súng - Kỳ cuối: Bóng ma khủng bố quốc tế sẽ trỗi dậy? - Ảnh 3.

Ngày 17-11-2019, các tay súng ISKP đầu hàng chính phủ ở Jalalabad (thủ phủ tỉnh Nangarhar) - Ảnh: AFP

Taliban và ISKP đã từng chặt đầu lẫn nhau

Ban đầu Taliban phản ứng rất dữ dội vì nhận thấy vai trò độc quyền chính trị và quân sự đã có đối thủ "tranh bá". Đã từng xảy ra nhiều vụ đụng độ đẫm máu giữa Taliban và ISKP đến mức chặt đầu lẫn nhau đem bêu bên vệ đường.

Taliban hiện diện ở tỉnh Nangarhar trước khi ISKP xuất hiện. Ở tỉnh này, Taliban không đủ khả năng thực thi các quy tắc hoặc thiết lập các cơ quan hành chính dân sự. Ngược lại, ISKP ngay lập tức bắt tay vào chính sách tiêu diệt kẻ thù, thiêu rụi nhà cửa của các tay súng Taliban và sát hại những người có uy tín trong bộ tộc. Trong khi Taliban tập trung tấn công có chủ đích vào chính quyền và quân đội Afghanistan cùng với quân đội nước ngoài, ISKP vào làng tàn sát dân thường, kích động để hai cộng đồng Shiite và Sunni lao vào trả thù lẫn nhau.

Dù vậy, ISKP chỉ có thể huy động từ 1.000-1.500 quân và là mối đe dọa ở ba tỉnh, còn Taliban có thể huy động quân từ nhiều tỉnh nhờ có bộ máy tập quyền. Lúc cao điểm tiến công, chỉ riêng tại chiến trường tỉnh Nangarhar, Taliban có thể huy động đến gần 2.000 quân từ các tỉnh. Từ tháng 9-2015, Taliban bắt đầu giành lại ưu thế. ISKP không đủ phương tiện quân sự và hậu cần để giành giật các khu vực thuộc vùng quốc gia do quân đội Afghanistan kiểm soát.

Chuyên gia phân tích địa chính trị Gabriel Romanche giải thích giữa Taliban và ISKP có nhiều yếu tố khác nhau. Cả hai có mục tiêu chính trị riêng biệt, thái độ gắn bó với niềm tin Hồi giáo và các trường luật dòng Sunni cũng khác nhau. Taliban theo trường phái Hanafi (trường phái duy lý), còn IS theo trường phái Hanbali (tuân thủ nghiêm ngặt lời tiên tri Mohammed) dù hai trường phái này đều thuộc bốn trường phái giải thích luật Hồi giáo dòng Hồi giáo Sunni (hai trường phái còn lại là Maliki và Shafi’i). 

Ngoài ra, ISKP còn đi theo xu hướng thánh chiến Salafi mang tính chất hiếu chiến, chủ trương khôi phục trật tự bằng vũ khí.

Tuy xảy ra nhiều vụ đụng độ nhưng có thời điểm Taliban vẫn bắt tay với kẻ thù. Đầu tháng 8-2017, Taliban và ISKP đã nhất trí lập liên minh ở miền bắc và tập trung tấn công lực lượng dân quân vũ trang Hazara bảo vệ làng Mirza Olong (tỉnh Sare-Pul), cuối cùng chiếm lĩnh được mục tiêu. Đây là lần đầu tiên Taliban lên tiếng nhận trách nhiệm về một vụ tấn công như vậy. Trước đó, khi xảy ra vụ tấn công đẫm máu nào liên quan đến dân thường, Taliban thường bác bỏ trách nhiệm.

Vì sao Taliban hợp tác với ISKP? GS Karim Pakzad giải thích có khác biệt cơ bản giữa Taliban với ISKP về quyền lực. Taliban là một phong trào mang màu sắc dân tộc tập trung tiếm quyền ở Afghanistan, còn ISKP muốn thống trị ở khu vực Trung Á và Nam Á. 

Cả hai có lợi ích trong cuộc chiến chống kẻ thù chung là chính phủ Afghanistan và quân đội Mỹ, nhưng Taliban nhận thấy không thể cùng lúc chiến đấu trên hai mặt trận (vừa chống chính phủ ở Kabul, vừa chống ISKP) nên mới bắt tay hợp tác. 

Ở khu vực nào mà một trong hai bên đánh không thắng thì lại bắt tay nhau. Một lý do khác để hợp tác là tính năng động. ISKP thường chủ động trên chiến trường, trong khi quân Taliban tuy đông hơn nhưng không nhanh nhạy.

Chính phủ Afghanistan trước đây đã cảnh báo nguy cơ hình thành khu vực dung dưỡng các phần tử thánh chiến ở biên giới Afghanistan-Pakistan do ISKP cầm đầu và đã đề nghị cộng đồng quốc tế giúp đỡ. Vấn đề chưa được giải quyết rốt ráo thì Taliban đã chiếm đóng Kabul. Tình hình quốc gia giao lộ châu Á luôn rền tiếng súng này sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp khó lường...

ISKP xem Taliban là đối thủ chiến lược, cáo buộc Taliban là "những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc bẩn thỉu" ký thỏa thuận rút quân Mỹ khỏi Afghanistan là phản bội mục tiêu thánh chiến.

GS Frédéric Esposito ở Đại học Genève (Thụy Sĩ) dự báo bộ ba Taliban, Al Qaeda và ISKP sẽ cạnh tranh mạnh mẽ để giành quyền lực. Nếu Taliban tập trung vào không gian và lãnh thổ quốc gia, Al Qaeda và ISKP có khuynh hướng phát triển chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Ông đánh giá ISKP đang cố hâm nóng các phần tử thánh chiến bằng cách khiến chúng tin rằng lập trường của Taliban không cứng rắn như đã từng tuyên bố. Ông nhận định ISKP "là mối đe dọa rất nghiêm trọng, không chỉ đe dọa quyền lực đang được Taliban thiết lập mà còn đe dọa tình hình bất ổn trong khu vực".

Afghanistan, ngã tư Châu Á rền tiếng súng - Kỳ 8: Những ngày quyết định số phận AfghanistanAfghanistan, ngã tư Châu Á rền tiếng súng - Kỳ 8: Những ngày quyết định số phận Afghanistan

TTO - Sáng sớm 24-4-2021 (giờ địa phương), một cuộc họp các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của Mỹ được tổ chức tại Lầu Năm Góc để bí mật hoàn tất tiến trình rút quân Mỹ khỏi Afghanistan.

Xem thêm: mth.27062330203801202-yad-iort-es-et-couq-ob-gnuhk-am-gnob-iouc-yk-gnus-gneit-ner-a-uahc-ut-agn-natsinahgfa/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Afghanistan, ngã tư châu Á rền tiếng súng - Kỳ cuối: Bóng ma khủng bố quốc tế sẽ trỗi dậy?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools