Trước việc kiểm soát dịch bệnh ở nhiều địa phương đã có chuyển biến tích cực, một số hoạt động kinh doanh, dịch vụ đã dần được mở lại và tuân thủ các phiện pháp phòng chống dịch Covid 19. Ngoài ra, trước đề xuất của Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua gói hỗ trợ với các giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ DN, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 trị giá 21.300 nghìn tỷ đồng. Điều này đã tạo nên những kỳ vọng tích cực về nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sớm phục hồi và tăng trưởng trong thời gian tới.
Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Nghiên cứu, CTCK MB (MBS)
Đợt bùng phát đợt dịch lần thứ 4 đã khiến chúng ta phải kéo dài giãn cách xã hội 3 tháng đối với TP.HCM và các tỉnh phía nam và gần 2 tháng tại Hà Nội, điều này ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý 3 và qua đó tác động đến nhiều ngành nghề lĩnh vực.
Theo báo cáo gần đây nhất của Viện nghiên cứu kinh tế của và chính sách VERP, nếu dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý 3, việc tiêm chủng được triển khai nhanh chóng và miễn dịch cộng đồng vào quý 2 năm 2022 thì kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, tăng trưởng ở mức dự báo 4,5 đến 5,1%.
Trong khi đó, World Bank cũng dự báo kinh tế Việt Nam năm 2021 tăng trưởng khoảng 4,8%, mức thấp hơn trước, cho thấy ảnh hưởng của đợt dịch do biến chủng Delta lần này tác động rất sâu và rộng hơn so với 3 đợt dịch trước.
Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy rằng so với kì vọng của chúng ta không đạt được nhưng so với mặt bằng chung của khu vực như vậy cũng tương đối tích cực.
Về số liệu, tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ tiêu thụ tháng 8 đã giảm 10% so với tháng trước và giảm 33,7% so với cùng kì năm trước. Điều đó cho thấy rằng tác động dịch Covid 19 lần này rất lớn đến nhu cầu mua sắm và tiêu dùng.
Đối với dịch vụ, doanh thu từ du lịch lữ hành vào tháng 8 năm 2021 chỉ đạt khoảng 20 tỷ đồng giảm 78% so với tháng trước và giảm 97% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là những ngành nghề bị ảnh hưởng rất nặng do đợt dịch lần này.
Về kết quả của các doanh nghiệp niêm yết, chúng ta nhận thấy rằng xu hướng tăng trưởng chậm lại về lợi nhuận sau thuế của khối phi tài chính trong quý 2 năm nay đã có thể diễn ra rồi và tiếp tục giảm tốc trong quý 3. Ảnh hưởng rõ rệt của đợt giãn cách dẫn tới sự đứt gãy chuỗi cung ứng và không loại trừ khả năng quý 3 năm nay sẽ có rất nhiều doanh nghiệp hay các nhóm ngành có mức tăng trưởng âm.
Tham khảo các số liệu từ Finpro thì có thể đánh giá 1 số nhóm ngành bị tác động trong quý ba như sau.
Thứ nhất là đối với nhóm ngành bất động sản xây dựng và vật liệu quý 3 sẽ là quý khó khăn đối với bất động sản bán lẻ khi nhiều tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội do Covid 19 trong nhiều tuần và riêng đối với bất động sản khu công nghiệp do mô hình kinh doanh vốn và cho thuê dài hạn là hướng tới các doanh nghiệp trong khối FDI và doanh nghiệp trong nước nên kết quả kinh doanh ít biến động hơn so với bất động sản bán lẻ riêng.
Đối với nhóm ngành thép, giá thép trong nửa giữa và cuối năm đã có xu hướng hạ nhiệt và nhu cầu tiêu thụ có yếu tố suy giảm nhẹ do yếu tố mùa vụ đang là yếu tố trở ngại cho ngành thép nói chung. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thép hàng đầu vẫn tích cực về sản lượng, giá bán qua đó tác động tích cực đến giá cổ phiếu.
Về nhóm xây dựng, giá thép cùng với giá vật liệu xây dựng tăng cao khiến cho lợi nhuận của nhóm nhà thầu tiếp tục thu hẹp trong quy 3 trong khi đó dịch Covid 19 bùng phát tại một số địa phương cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công tại các dự án công trường.
Nhóm ngành hàng tiêu dùng cũng khá tích cực nhờ sự phục hồi của nhu cầu nội địa còn nhóm may mặc, thuỷ sản hưởng lợi từ xu hướng mở cửa trở lại của nền kinh tế sau Covid 19 tại các thị trường xuất khẩu lớn bao gồm cả Mỹ và châu âu. Tuy vậy, làn sóng covid 19 lần này ở Việt Nam có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực đã đạt được của nhiều doanh nghiệp của ngành hàng tiêu dùng, do lực cầu trong nước suy giảm và nhiều nhà máy đã phải tạm dừng hoạt động do giãn cách xã hội.
Nhóm thực phẩm sẽ có một số doanh nghiệp được hưởng lợi từ nhu cầu tích trữ hàng thiết yếu trước và trong giãn cách.
Cổ phiếu ngân hàng có những sức ép lớn khi các ngân hàng đang phải vừa giảm lãi suất cho vay và việc giải ngân gặp khó khăn do doanh nghiệp đang chịu quá nhiều ảnh hưởng do Covid 19. Bên cạnh đó, lo ngại nợ xấu tiềm ẩn có thể sẽ tăng đây là yếu tố sẽ ảnh hưởng phần nào đến lợi nhuận của khối ngân hàng trong quý ba và quý 4.
Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch hàng không và đồ uống dự báo có thể tiếp tục có thêm một quý rất khó khăn.
Ông Ngô Thế Hiển, Giám đốc Phân tích, CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS)
Chúng ta đã có thể nhìn thấy thời gian qua, dịch đã lan rộng ra tại các tỉnh thành phía Nam đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu hay Long An. Điều này đã khiến chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI của tháng 7 đã ở dưới mức 50 điểm. Đặc biệt PMI tháng 8 đã sụt giảm xuống dưới mức 40,2 điểm, giảm tháng thứ 3 liên tiếp và là mức thấp nhất trong vòng 16 tháng qua.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá- một chỉ số rất là quan trọng đóng góp trong các chỉ số tăng trưởng kinh tế đã duy trì mức tăng trưởng âm trong hai tháng liên tiếp của tháng 7 và tháng 8 lần lượt là ở mức 19,8% và 23,7% so với cùng kỳ. Như vậy, chúng ta có thể thấy tác động của dịch đã bắt đầu ngấm dần vào nền kinh tế ở trong những tháng của quý 3 này.
Với vai trò là một động lực kinh tế rất quan trọng của cả nước, khu vực Đông Nam Bộ đóng góp 38% GDP của cả nước, 48% kim thạch xuất khẩu, 41% ngân sách và 43% nguồn vốn đầu tư nước ngoài của cả nước. Nhưng nay khu vực này đang chịu ảnh hướng lớn từ dịch, nó sẽ tác động tới tăng trưởng của cả nước trong quý 3 này, cũng như là trong quý 4.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự kiến tăng trưởng của khu vực Đông Nam Bộ trong năm 2021 sẽ đạt mức tăng trưởng âm và đồng thời tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 2021 cũng sẽ khó đạt được mục tiêu 6,5% đặt ra như ban đầu, dự kiến ở mức từ 3,5% tới 4% nếu như chúng ta kiềm chế được đại dịch sớm. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài có lẽ kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực hơn trong các quý tiếp theo.
Chúng ta có thể thấy rằng hầu hết các nhóm ngành trong nền kinh tế đều chịu tác động. Đầu tiên là nhóm ngành hàng không và du lịch, ngành này tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh do nhiều đường bay đã bị dừng hoặc giảm tần suất. Tháng 8 vừa qua đường bay từ Hà Nội tới TP.Hồ Chí Minh giảm từ 8 chuyến xuống 2 chuyến/ tuần. Theo số liệu của cục hàng không Việt Nam, tính từ 19/7 - 18/8, tất cả các hãng hàng không Việt Nam chỉ thực hiện được 1.536 chuyến bay, giảm 90,6% so với cùng kỳ năm ngoái .
Bên cạnh đó, một số các ngành khác chịu tác động bất lợi. Ví dụ như ngành bán lẻ, rất nhiều các cửa hàng trong đợt giãn cách vừa qua đã phải đóng cửa, đặc biệt là những cửa hàng không bán đồ thiết yếu.
Nhóm ngành ngân hàng cũng đã áp dụng rất nhiều biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp, hạ lãi suất cho vay đối với khách hàng, nên cũng chịu tác động.
Bên cạnh đó, ngành xuất khẩu cũng chịu tác động mạnh. Ví dụ, giãn cách xã hội khiến phần lớn các nhà máy dệt may đặc biệt ở miền Nam - với khoảng 50% các nhà máy đặt tại Việt Nam - phải đóng cửa. Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8 của ngành dệt may cũng giảm 18,7% so với tháng 7 và giảm gần 6% so với cùng kỳ năm 2020. Ngành da giầy cũng cho biết sang đến tháng tám thì tỷ lệ đơn hàng đã rút ra khỏi Việt Nam khoảng 20%, đến tháng 9 tỷ lệ này đã tăng lên khoảng từ 44 đến 50%. Rõ ràng tình hình giãn cách cũng như thiếu hụt lao động do phải hoạt động ở mức vừa phải đã gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành xuất khẩu.
Ngành bất động sản cũng chịu tác động khá mạnh do các khách hàng cũng không thể nào đến dự án để mà thăm quan hoặc là chốt các giao dịch mua bán bất động sản.
Châu Cao
Doanh nghiệp và Tiếp thị