vĐồng tin tức tài chính 365

Hàng về điểm trung chuyển 3 chợ đầu mối thấp kỷ lục

2021-09-22 13:51

Từ đầu tháng 9 đến nay, các điểm trung chuyển hàng hoá tại 3 chợ đầu mối về nông sản thực phẩm lớn nhất TP HCM đã lần lượt được cho mở lại. Mục đích là cung cấp nguồn hàng hoá cho người dân thành phố. Thế nhưng, lượng hàng hoá về đây khá thấp, có chợ, mỗi đêm hàng về chỉ được vài tấn.

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh chợ Đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn cho biết, đêm 21/9 (một ngày sau khi chính thức mở điểm trung chuyển), lượng hàng về chợ chỉ được vỏn vẹn 5 tấn. Đây cũng là lượng hàng về chợ thấp nhất từ trước tới nay. Đêm đầu tiên lượng hàng về khoảng 132 tấn nhưng xuất ra chỉ được 22 tấn.

Chợ đầu mối Hóc Môn tối 27/6/2021 trước giờ đóng cửa để phòng Covid-10. Ảnh: Quỳnh Trần

Chợ đầu mối Hóc Môn tối 27/6/2021 trước giờ đóng cửa để phòng chống Covid-19. Ảnh: Quỳnh Trần

Tại điểm trung chuyển chợ đầu mối Thủ Đức, lượng hàng ngày đầu mở lại (17/9) là 74 tấn trái cây. Đến 21/9, lượng hàng về là 71 tấn trái cây, chưa có mặt hàng rau vì các thương nhân bán rau củ vẫn chưa tham gia.

Với chợ đầu mối Bình Điền, đây là điểm trung chuyển mở lại sớm nhất (từ 7/9) nhưng số lượng hàng về chợ không có dấu hiệu gia tăng so với trước đó. Cụ thể, đêm đầu tiên lượng hàng tập kết về điểm trung chuyển khoảng 100 tấn, với khoảng 10 ô vựa. Đến nay, sau 15 ngày mở điểm tập kết, lượng hàng về chợ vẫn rất thấp. Cụ thể, lượng hàng về chợ đêm 21/9 rạng sáng 22/9 là 91,5 tấn, trong đó 68,5 tấn thuỷ hải sản và 23 tấn rau củ với sự tham gia của 18 thương nhân.

Số lượng hàng về chợ này rất thấp so với trước dịch. Theo đó, Sở Công Thương TP HCM cho biết, khi đợt dịch lần thứ tư chưa bùng phát, mỗi đêm lượng hàng về 3 chợ khoảng 7.000-10.000 tấn, trong đó bao gồm rau củ quả, thuỷ hải sản và thịt gia súc, gia cầm.

Lý giải nguyên nhân lượng hàng về ít, đại diện chợ đầu mối Thủ Đức cho rằng, quá nhiều quy định bắt buộc trước khi vào chợ đối với thương nhân khiến họ ngại tham gia.

Theo ông, để được vận chuyển hàng vào điểm tập kết, thương nhân phải cam kết tuân thủ các điều kiện bắt buộc như xét nghiệm Covid-19 âm tính 3 ngày một lần; chỉ xe tải mới được vào chợ; tài xế phải có giấy xét nghiệm âm tính, phải đăng ký người phụ việc hay xe nhập hàng với Ban quản lý chợ. Tâm lý sợ dịch bệnh cũng khiến nhiều thương nhân chưa muốn hoạt động lại.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tiến Dũng cho rằng, chi phí xét nghiệm và các quy định đang làm khó thương nhân. "Chúng tôi đã tích cực động viên nhưng không mấy thương nhân mặn mà tham gia hoạt động", ông Dũng nói. Theo ông, chợ đang phải chịu lỗ khi lượng thương nhân tham gia quá ít. Trong khi đó, chợ bắt buộc phải đảm bảo lực lượng quản lý và hỗ trợ thương nhân đông nên các chi phí "3 tại chỗ" và xét nghiệm đội lên cao.

Ông Dũng cho rằng, hiện nay ngoài việc quen với hoạt động bán hàng trực tiếp cho tiểu thương hoặc bán online, khá nhiều thương nhân chọn cách tập kết hàng bên ngoài chợ để không bị kiểm soát. Đáng báo động là tình trạng thương lái tập kết hàng dọc quốc lộ 22, ngã tư An Sương tự do buôn bán không có ai quản lý hay cấm đoán nên họ vẫn tiếp tục buôn bán và không muốn mang hàng tới điểm tập kết.

Thừa nhận sẽ phải gánh nhiều chi phí, một thương nhân tại chợ Bình Điền cho biết, dịch bệnh đang khiến các chi phí đội lên cao. Trong khi đó, hàng hoá đưa tới điểm trung chuyển khó khăn và phải đảm bảo quy định chống dịch "nghặt nghèo" nên thương nhân không mấy mặn mà. "Ban quản lý động viên lắm chúng tôi mới tham gia, bởi hầu hết chưa có kế hoạch bán trở lại", một tiểu thương chợ Bình Điền nói.

Cũng cho rằng bán trực tiếp cho các tiểu thương nhanh và ít ràng buộc, chị Hạnh, thương nhân chợ đầu mối Hóc Môn cho biết hiện chưa có ý định tập kết hàng tại điểm trung chuyển trở lại. "Có thể chúng tôi sẽ tham gia vận chuyển hàng về chợ khi TP HCM mở cửa lại toàn bộ, chợ hoạt động sôi động và ít ràng buộc hơn như hiện nay", chị Hạnh nói.

Trước đó, để phòng chống dịch Covid-19, cả ba chợ đầu mối đều phải đóng cửa. Đến ngày 7/9, chợ đầu mối Bình Điền mở lại điểm trung chuyển hàng hóa, còn điểm trung chuyển chợ đầu mối Thủ Đức mở từ đêm 17/9, trong khi đó, chợ đầu mối Hóc Môn mở lại điểm trung chuyển từ 20/9.

Đều là chợ đầu mối cung cấp nông sản thực phẩm nhưng mỗi chợ có một thế mạnh riêng. Trong đó, Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức phần lớn là cung ứng các mặt hàng nông sản rau củ và trái cây. Chợ nằm ngay cửa ngõ phía Đông thành phố đi các tỉnh miền Đông, miền Trung, và Tây Nguyên. Đây là nơi tập trung quan trọng của các loại nông sản, thực phẩm từ các tỉnh về để phân phối vào các chợ nhỏ lẻ trong thành phố.

Với chợ Đầu mối Nông sản Thực Phẩm Hóc Môn, đây là điểm trung chuyển, cung ứng hàng thực phẩm, nông sản phía Tây Bắc Thành phố. Đây cũng là chợ thịt heo lớn nhất ở TP HCM khi cung ứng một nửa cho thành phố. Trung bình mỗi đêm, chợ phân phối cho khoảng 4.000-5.000 con heo.

Còn chợ Đầu Mối Bình Điền, nằm ở Phía Tây Nam TP HCM, là chợ nông sản thực phẩm đầy đủ và lớn nhất TP HCM. Chợ này giữ vai trò trọng yếu trong cung cấp thủy hải sản, gia súc gia cầm, rau củ quả.

Thi Hà

Xem thêm: lmth.6820634-cul-yk-paht-iom-uad-ohc-3-neyuhc-gnurt-meid-ev-gnah/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hàng về điểm trung chuyển 3 chợ đầu mối thấp kỷ lục”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools