vĐồng tin tức tài chính 365

Thúc đẩy đầu tư tư nhân trong ngành điện là yêu cầu bức thiết

2021-09-22 19:14

Báo cáo Nghiên cứu Đánh giá Khu vực Kinh tế Tư nhân Việt Nam (CPSD), do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện, chỉ ra rằng đầu tư tư nhân vào ngành điện có thể giúp giảm nhẹ gánh nặng ngân sách Nhà nước và góp phần xanh hóa hạ tầng và sản xuất thông qua các khoản đầu tư mới vào năng lượng tái tạo.

Có nhiều cơ hội cho năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời, điện gió và khí tự nhiên, trong bối cảnh nhu cầu về năng lượng bền vững ở Việt Nam ngày càng gia tăng bởi quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ, sự mở rộng của nhóm dân số có thu nhập trung bình, và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng.

Xem thêm >>> IFC: Nhất thiết cần thúc đẩy một khu vực kinh tế tư nhân năng động

Sự đồng hành của khu vực tư nhân

Nhu cầu điện ở Việt Nam đã tăng 13%/năm kể từ năm 2000, và dự kiến sẽ tăng 8%/năm đến năm 2030. Tốc độ tăng trưởng này đòi hỏi công suất phát điện tăng từ 55 GW năm 2019, lên 60 GW năm 2020, và lên đến 100 GW năm 2030.

Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) dự báo rằng, sẽ thiếu điện ít nhất trong giai đoạn 2021-2025, với mức thiếu hụt hơn 7,5 GW vào năm 2025. EVN cũng ước tính mức thiệt hại sẽ là 23 tỷ USD từ nay đến năm 2030, nếu Việt Nam không xử lý ổn thỏa tình trạng thiếu điện.

Theo ước tính, Việt Nam cần tổng vốn đầu tư 152-185 tỷ USD vào ngành điện trong giai đoạn 2016-2030 để giảm bớt tình trạng thiếu điện này.

Khu vực nhà nước sẽ không thể đảm bảo toàn bộ nguồn lực đầu tư này, đặc biệt là trong bối cảnh các nguồn vốn ưu đãi giảm và mức trần nợ công 65% GDP hạn chế các khoản nợ và bảo lãnh của Chính phủ.

Quy hoạch Điện lực VII (QH Điện VII) sửa đổi dự báo đầu tư tư nhân cần tăng từ 42% tổng vốn đầu tư trong lĩnh vực năng lượng năm 2019 lên thành 70% năm 2030. Quan hệ đối tác công-tư (PPP) sẽ là công cụ quan trọng để thúc đẩy đầu tư trong nước và quốc tế trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, hiệu quả năng lượng được cải thiện có thể tiết kiệm khoảng 10.300 MW nhiệt điện trước năm 2030 nếu các nhà máy bắt đầu triển khai các hoạt động tiết kiệm năng lượng.

Kinh tế vĩ mô - Thúc đẩy đầu tư tư nhân trong ngành điện là yêu cầu bức thiết

Turbine điện gió tại trang trại điện gió Bạc Liêu 1. Ảnh: Research Gate

Chính phủ đang xây dựng quy hoạch phát triển điện lực mới (QH Điện VIII), sẽ được công bố vào năm 2021, trong đó, sự tham gia của khu vực tư nhân vào sản suất điện là đáng kể và đang tăng trưởng nhanh chóng.

Khu vực tư nhân đóng góp 42,0% công suất phát điện trong năm 2019 (20,4 GW), tăng khoảng 54,8% so với năm 2018 (13,0 GW). Hầu hết công suất bổ sung này là này năng lượng tái tạo được thực hiện theo mô hình xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT) và dự án phát điện độc lập (IPP).

Xem thêm >>> Tăng điện than, giảm điện tái tạo là “bước lùi” đầu tư năng lượng?

Đầu tư vào khí tự nhiên

Khí tự nhiên sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai.

Quy hoạch Phát triển Ngành công nghiệp Khí Việt Nam cho thấy, nhu cầu khí tăng từ 10 tỷ m3 hiện tại lên đến 30 tỷ m3 mỗi năm vào năm 2035. Nhu cầu đầu tư cộng dồn cho giai đoạn 2015-2035 ước tính khoảng 20 tỷ USD, bao gồm cả các cơ sở sản xuất thượng nguồn, đường ống, cơ sở xử lý khí và cơ sở hạ tầng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

Sự phát triển của các mỏ khí thế hệ tiếp theo của Việt Nam sẽ đòi hỏi vốn đầu tư lớn khi mà PetroVietnam (PVN) đang gặp khó do giá dầu giảm.

Đồng thời, nhu cầu đầu tư mới vào cơ sở hạ tầng khí đốt trung nguồn và những thách thức gặp phải trong việc thực hiện các dự án nhập khẩu LNG đang bộc lộ những điểm yếu trong cơ cấu thị trường và cơ chế định giá khí đốt của Việt Nam, báo cáo của IFC nhận định. Theo đó, PVN là công ty độc quyền trung nguồn (midstream) và giá khí đốt dựa trên các cuộc đàm phán song phương tham chiếu các mỏ khı́ chi phí thấp được phát triển trước năm 2007.

Chính phủ gần đây đã nhấn mạnh việc sử dụng LNG làm nguồn phát điện và sẽ tìm cách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát triển các dự án như vậy. Cam kết này dẫn tới sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư vào các dự án LNG và đã có một danh mục dự án điện khí khá mạnh mẽ.

Hiện tại các dự án điện khí tương đương 26 GW đang trong giai đoạn trước khi có Quyết định đầu tư cuối cùng tại Việt Nam, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong giai đoạn 2022-2029.

Để đạt được mục tiêu năng lượng tái tạo đặt ra trong QH điện VII sửa đổi, Việt Nam sẽ cần tổng vốn đầu tư 23,7 tỷ USD vào năm 2030.

Chính phủ đã thực hiện một số bước để cho phép đầu tư tư nhân vào lı̃nh vực năng lượng tái tạo, vı́ dụ như cho phép sở hữu nước ngoài 100% tại các công ty ở Việt Nam trong lı̃nh vực này. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn trong số các loại hı̀nh công ty đầu tư được cho phép, chẳng hạn công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh, PPP, hoặc dự án BOT.

Đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo

Việt Nam đã vượt mục tiêu đặt ra cho năng lượng mặt trời, và có tiềm năng to lớn trong phát triển các dự án năng lượng gió.

Mục tiêu QH Điện 7 sửa đổi là 4 GW năng lượng mặt trời vào năm 2025 đã đạt được vào giữa năm 2019.

Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam được đánh giá về mặt kỹ thuật ở mức 27 GW. Tuy nhiên, các dự án điện gió của Việt Nam hiện nay chỉ có tổng công suất hơn 300 MW, thấp hơn mục tiêu 800 MW vào năm 2020 trong QH Điện 7 sửa đổi.

Kinh tế vĩ mô - Thúc đẩy đầu tư tư nhân trong ngành điện là yêu cầu bức thiết (Hình 2).

Mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo cho năm 2020, 2025 và 2030 - Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia VII (QH Điện 7) sửa đổi. Nguồn: GIZ Energy

Việc tăng biểu giá điện hỗ trợ (feed-in tariff) cho các dự án điện gió trong tháng 9/2018 có thể thu hút các nhà phát triển quay trở lại thị trường, và các giao dịch khó khăn trước đó có thể trở nên khả thi.

Đầu tư trong nước và nước ngoài đang gia tăng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để giảm bớt quan ngại của các nhà đầu tư.

Mặc dù chính sách trong lĩnh vực này đã cởi mở hơn trong thời gian qua, các nhà đầu tư vẫn còn gặp nhiều trở ngại như thiếu vốn, chi phí đầu tư cao vào các công nghệ mới hơn; thiếu nguồn nhân lực có trình độ; công nghiệp hỗ trợ kém phát triển; công suất lưới điện yếu; các điều khoản của hợp đồng mua bán điện không phù hợp để huy động vốn từ ngân hàng; sự chậm trễ trong các dự án lớn do quy định pháp lý phức tạp; và thiếu rõ ràng về giá năng lượng trong tương lai.

Một số vấn đề, như sự thiếu vắng một khuôn khổ chính sách rõ ràng và minh bạch và hợp đồng mua bán điện không phù hợp cho huy động vốn ngân hàng, đang kìm hãm sự tăng trưởng của đầu tư tư nhân trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm năng lượng tái tạo.

Khuyến nghị cho khung pháp lý

Khung pháp lý cho sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng thông qua hình thức đối tác công tư (PPP) chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) mới ban hành (tháng 6/2020).

Luật PPP là văn bản pháp luật chính điều chỉnh các giao dịch PPP tại Việt Nam, quy định nhiều biện pháp tích cực, trong đó nổi bật là quy định về thiết lập một cơ chế bảo lãnh doanh thu tối thiểu nhằm đảm bảo chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và nhà đầu tư tư nhân một cách công bằng hơn.

Tuy nhiên, Luật PPP vẫn còn thiếu các yếu tố cần thiết để tối ưu hóa sự tham gia của khu vực tư nhân và khả năng gọi vốn trên thị trường quốc tế cho các dự án PPP.

Do đó, báo cáo của IFC đã đưa ra những khuyến nghị chính sách trung và dài hạn nhằm cải thiện khuôn khổ đối tác công-tư (PPP) để thu hút thêm đầu tư tư nhân trong lĩnh vực năng lượng.

Cụ thể, tất cả các chính sách, quy định liên quan trong một văn bản luật về sự tham gia của tư nhân cần được hợp nhất; các quy định hướng dẫn triển khai cần thiết cho luật PPP mới ban hành (tháng 6/2020) cần được xây dựng; các thủ tục cấp phép cho các dự án PPP cần hợp lý và có sự thống nhất giữa các tỉnh; và năng lực để triển khai quan hệ đối tác công-tư ở cấp bộ ngành cần được tăng cường.

Minh Đức

Xem thêm: lmth.373825a-teiht-cub-uac-uey-al-neid-hnagn-gnort-nahn-ut-ut-uad-yad-cuht/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thúc đẩy đầu tư tư nhân trong ngành điện là yêu cầu bức thiết”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools