vĐồng tin tức tài chính 365

Bất chấp khủng hoảng Evergrande, Trung Quốc vẫn có sức hút với nhà đầu tư quốc tế

2021-09-23 10:20
Bất chấp khủng hoảng Evergrande, nhà đầu tư Mỹ vẫn bị thu hút bởi Trung Quốc - Ảnh 1.

Một công nhân tại sân vận động bóng đá Guangzhou Evergrande đang được xây dựng ở Quảng Châu, Trung Quốc ngày 17/9/2021. (Ảnh: AFP/Getty Images).

Nguy cơ vỡ nợ của Evergrande, một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất nước, buộc nhà đầu tư chú ý đến rủi ro của Trung Quốc. Trong quá khứ, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có vẻ như không thể cản nổi. Nhưng giờ, tăng trưởng đối mặt với hàng loạt thách thức, bao gồm mức nợ cao ngất ngưởng của doanh nghiệp và chiến dịch siết chặt quản lý của chính phủ.

Nhiều nhà quan sát thị trường cho rằng Bắc Kinh sẽ bảo vệ người mua nhà và chủ nợ trong nước của Evergrande, còn nhà đầu tư nước ngoài phải gánh phần lớn tổn thất.

Một số nhà đầu tư tổ chức bao gồm Bridgewater Associates và Pacific Investment Management (Pimco) coi khả năng Evergrande sụp đổ là liều thuốc đắng mà cuối cùng sẽ chữa khỏi bệnh cho thị trường Trung Quốc.

Ông Christian Stracke, trưởng bộ phận nghiên cứu tín dụng toàn cầu của Pimco nhận xét: "Trong ngắn hạn rõ ràng sẽ có rất nhiều khả năng diễn ra sự mơ hồ và biến động. Nhưng trong dài hạn, Evergrande sụp đổ là sự kiện cần phải xảy ra và về bản chất thì đây là điều tốt cho thị trường tín dụng Trung Quốc".

Rủi ro đối với Trung Quốc là tác động gián tiếp từ việc Evergrande đổ vỡ có thể làm chao đảo hệ thống tài chính, đúng lúc chính phủ tìm cách tạo ra tăng trưởng bền vững sau đại dịch. Một số nhà đầu tư cho rằng rủi ro này đã bị thổi phồng.

Lưu ý của Bridgewater ngày 21/9 viết: "Việc truyền thông ví Evergrande với 'thời khắc Lehman Brothers của Trung Quốc' không hề hợp lý". Quỹ đầu cơ hàng đầu thế giới khẳng định ngành ngân hàng Trung Quốc có đủ khả năng để hấp thụ lỗ trong trường hợp Evergrande vỡ nợ một cách quy củ.

"Việc chính phủ không nhanh chóng giải cứu sẽ là lời nhắc nhở với nhà đầu tư rằng họ phải tiến hành thẩm định kỹ lưỡng trước khi xuống tiền", Bridgewater viết.

Hôm 22/9, Evergrande thông báo sẽ trả lãi trái phiếu nội địa đến hạn ngày 23/9 nhưng không nói gì về khoản thanh toán lãi coupon 83,5 triệu USD cho trái phiếu USD.

Một số nhân vật tiếng tăm của Phố Wall, bao gồm trùm bán khống nổi tiếng George Soros và Jim Chanos, từ lâu đã cảnh báo về Trung Quốc. Nhưng thế hệ nhà đầu tư hiện nay đã dựa dẫm vào Trung Quốc để tìm kiếm lợi nhuận và đa dạng hóa danh mục, một phần vì dân số lớn và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.

Bất chấp khủng hoảng Evergrande, nhà đầu tư Mỹ vẫn bị thu hút bởi Trung Quốc - Ảnh 2.

Nỗ lực kiềm chế giá nhà ở của Bắc Kinh đã làm trầm trọng thêm tình trạng khủng hoảng tiền mặt tại Evergrande. (Ảnh: Bloomberg).

Các quỹ lớn sở hữu trái phiếu của Evergrande bao gồm những tên tuổi như Fidelity International, UBS Asset Management, Amundi Asset Management SA và BlackRock.

Từ lâu BlackRock đã lập luận rằng nhà đầu tư quốc tế đầu tư quá ít vào Trung Quốc dù nước này có tiềm năng tăng trưởng lớn, và hiện vẫn giữ vững lập trường này. Còn một số quỹ khác thì đã bán ra trái phiếu Evergrande, bao gồm Amundi và Allianz Global Investors.

Rủi ro xuất phát từ thị trường của Trung Quốc không chỉ gồm nợ và bất động sản mà còn cả yếu tố chính trị và quy định quản lý.

Trong hàng thập kỷ, ông George Ball, Chủ tịch công ty đầu tư Sanders Morris Harris tin rằng phân bổ một tỷ lệ vừa phải trong danh mục đầu tư khách hàng sang thị trường Trung Quốc là điều bắt buộc phải làm. Nền kinh tế khổng lồ và tăng trưởng nhanh chóng là điểm thu hút chính, cũng như tầm nhìn của giới lãnh đạo.

Nhưng chiến dịch siết chặt quản lý khu vực kinh tế tư nhân tại Trung Quốc đã khiến ông giảm tỷ trọng danh mục đầu tư của khách hàng phân bổ sang Trung Quốc từ 7% xuống 4%.

Ông Ball nói: "Sự kiểm soát mạnh tay của chính phủ là mối lo lớn đối với chúng tôi. Cộng với việc Evergrande đang cho thấy doanh nghiệp Trung Quốc dùng đòn bẩy quá mức như thế nào, lo lắng của chúng tôi nhân lên gấp bội".

Bất chấp bối cảnh bất ổn của thị trường chứng khoán trong tuần này, một số nhà đầu tư vẫn đang tìm kiếm cơ hội mua vào, đặc biệt là khi rắc rối của Evergrande tác động đến các công ty liên quan.

Ông Louis Lau, Giám đốc đầu tư tại Brandes Investment Partners cho biết: "Các công ty công nghiệp có khả năng bị tổn thương vì bất động sản, ngân hàng và công ty quản lý tài sản của Trung Quốc có thể đáng được bổ sung vào danh mục dựa trên sự lan truyền rủi ro từ Evergrande".

Ông Lau không ngạc nhiên khi thấy cổ phiếu các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc lao dốc. "Vụ đắm tàu này đã diễn ra trong suốt hai năm qua rồi", ông nói.

Xem thêm: mth.58925338032901202-et-couq-ut-uad-ahn-iov-tuh-cus-oc-nav-couq-gnurt-ednargreve-gnaoh-gnuhk-pahc-tab/nv.zibmanteiv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bất chấp khủng hoảng Evergrande, Trung Quốc vẫn có sức hút với nhà đầu tư quốc tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools